Xã hội

Loài cây kỳ lạ bậc nhất thế giới, có thể "sinh con" như động vật, Việt Nam cũng có

Cây vẹt (vẹt dù, vẹt rễ lồi), với dạng phổ biến nhất là vẹt đen, tên khoa học là Bruguiera sexangula, là một dạng cây bụi ngập mặn được tìm thấy nhiều ở những nơi chịu ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều hoặc vùng đất phù sa đang bồi tụ.

Ở Việt Nam, vẹt đen phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung và rừng ngập mặn các tỉnh Nam Bộ từ Đồng Nai đến Cà Mau. Ngoài ra, cây vẹt đen cũng xuất hiện ở nhiều nơi khác như: Quần đảo Caroline, Fiji, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Sri Lanka, và nhiều quốc gia châu Phi như: Kenya và Mozambique.

Loài cây kỳ lạ bậc nhất thế giới, có thể "sinh con" như động vật, Việt Nam cũng có- Ảnh 1.

Vẹt đen là cây thân gỗ có rễ thở hình trụ nón khá phát triển, cao 30 – 25m, vỏ thân nhẵn, màu xám tro hoặc nâu nhạt. Lá cây dài, hình bầu dục, dai, hoa màu vàng mọc đơn độc, quả có các lá đài cong, gốc hình chuông.

Loài cây kỳ lạ bậc nhất thế giới, có thể "sinh con" như động vật, Việt Nam cũng có- Ảnh 2.

Vẹt đen thường ra hoa tầm tháng 3-4, có quả tháng 5-6, có khi ra hoa và quả gần như quanh năm. Loài cây này sinh trưởng và phát triển nhanh, đâm chồi mạnh.

Loài cây kỳ lạ bậc nhất thế giới, có thể "sinh con" như động vật, Việt Nam cũng có- Ảnh 3.

Điều khiến vẹt đen trở nên đặc biệt và kỳ lạ mà hiếm có loài thực vật nào làm được đó chính là khả năng "sinh và nuôi con" như động vật.

Không giống như nhiều loài cây khác, hạt giống của cây vẹt đen không rơi xuống đất để mọc rễ và phát triển thành cây con, thay vào đó, chúng nảy mầm trực tiếp trên thân cây mẹ.

Loài cây kỳ lạ bậc nhất thế giới, có thể "sinh con" như động vật, Việt Nam cũng có- Ảnh 4.

Cây con được cây mẹ nuôi dưỡng cho đến khi có thể tự sống độc lập, sau đó mới rơi xuống bùn, cắm rễ và tự nuôi sống bản thân.

Đặc tính này giúp cây vẹt đen thích nghi với môi trường ngập mặn, đảm bảo hạt giống có cơ hội sống sót cao hơn trong điều kiện khắc nghiệt.

Giới khoa học ví von cách sinh sản, nuôi con của cây vẹt đen rất giống động vật, là hiện tượng vô cùng hiếm gặp trên thế giới và Việt Nam. Hiện tại, chúng là loại thực vật duy nhất có khả năng này.

Cây vẹt đen không chỉ thu hút sự quan tâm của những người nghiên cứu thiên nhiên mà còn có giá trị trong lĩnh vực y học. Nó được sử dụng như một nguồn nguyên liệu để chế biến thuốc chữa bệnh ung bướu, tiêu chảy, sốt rét và phỏng.

Cây vẹt đen cũng mang lại giá trị kinh tế thông qua gỗ của nó và một số ứng dụng khác trong sản xuất nhuộm và nhuộm vải.

Các tin khác

Sau nhà phố, biệt thự đến lượt đất nền phía Tây TPHCM chạy đua bung hàng, cả thị trường địa ốc đang sợ lỡ nhịp “sóng” mạnh nhất năm 2025?

Đúng như dự đoán trước đó, việc sáp nhập tỉnh, thành trở thành động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội và thị trường bất động sản tại các địa phương. Đối với doanh nghiệp, đây là cơ hội khó bỏ lỡ để “đi trước đón đầu” trong thế vận mới của thị trường địa ốc.

Vì sao giá vật liệu xây dựng tăng đột biến?

Theo kết quả khảo sát quý II đối với các doanh nghiệp xây dựng cho thấy, có tới 57,2% số doanh nghiệp cho biết giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tỷ lệ này tăng tới 10,1 điểm phần trăm so với quý I (là mức tăng cao số kỷ lục trong các kỳ điều tra hằng quý gần đây).

Gia cảnh đáng thương của người phụ nữ tử vong trên dây điện hạ thế

Cơ quan chức năng cho biết, người phụ nữ trầm cảm sau sinh, có vấn đề về thần kinh, khi đang đi bán vé số thì trèo lên cột điện và tử vong, không phải “ngáo đá” như thông tin mạng xã hội chia sẻ. Nạn nhân không có nhà và phải tổ chức hậu sự trên khu đất mượn của hàng xóm.