Xã hội

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng 9,3% trong 6 tháng

Theo Cục Thống kê, Bộ Tài chính, trong tháng 6, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 570,2 nghìn tỷ đồng, giảm nhẹ 0,2% so với tháng trước và tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh thu nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 8,1%; hàng may mặc tăng 6,0%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 4,7%; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 14,1% và du lịch lữ hành tăng 23,9%.

Trong quý II, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.713,8 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% so với quý trước và tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2024 tăng 8,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,2% (cùng kỳ năm 2024 tăng 6,0%).

“Nhu cầu tiêu dùng, du lịch của người dân trong nước tăng trong các dịp lễ, Tết, nghỉ hè cùng với số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng là các nhân tố đóng góp tích cực cho tăng trưởng của ngành thương mại, dịch vụ từ đầu năm đến nay”, Cục Thống kê lý giải.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành 6 tháng đầu năm các năm 2021-2025. (Nguồn: Cục Thống kê)

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 2.613,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,5% tổng mức và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 11,5%; lương thực, thực phẩm tăng 9,5%; may mặc tăng 6,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,5%.

Một số địa phương có tăng trưởng doanh thu tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: Quảng Ninh tăng 10,0%; Hải Phòng và Đà Nẵng cùng tăng 8,2%; TP HCM tăng 7,6%; Hà Nội tăng 7,3%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 409,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,0% tổng mức và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có tăng trưởng doanh thu tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm Đà Nẵng tăng 18,5%; TP HCM tăng 16,9%; Hà Nội tăng 13,0%; Hải Phòng tăng 12,5%; Cần Thơ tăng 9,0%.

Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 46,0 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng mức và tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước do ngay từ đầu năm, nhiều địa phương đã tích cực triển khai các chương trình kích cầu du lịch và phát triển nhiều loại hình du lịch mới thu hút khách du lịch trong và ngoài nước..

Một số địa phương có tăng trưởng doanh thu tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: TP HCM tăng 28,2%; Lào Cai tăng 27,9%; Hà Nội tăng 22,8%; Đồng Tháp tăng 19,4%; Bình Dương tăng 17,1%.

Doanh thu dịch vụ khác

Các tin khác

Sau nhà phố, biệt thự đến lượt đất nền phía Tây TPHCM chạy đua bung hàng, cả thị trường địa ốc đang sợ lỡ nhịp “sóng” mạnh nhất năm 2025?

Đúng như dự đoán trước đó, việc sáp nhập tỉnh, thành trở thành động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội và thị trường bất động sản tại các địa phương. Đối với doanh nghiệp, đây là cơ hội khó bỏ lỡ để “đi trước đón đầu” trong thế vận mới của thị trường địa ốc.

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc, nhập từ Thái Lan và Malaysia tăng đột biến

Sầu riêng - loại trái cây vốn là thế mạnh của Việt Nam từng mang về hàng tỷ USD mỗi năm - đang rơi vào nghịch lý chưa từng thấy. Trong khi xuất khẩu sầu riêng giảm sâu suốt 5 tháng liền, doanh nghiệp lại chi mạnh đột biến để nhập khẩu chính loại trái cây này từ Thái Lan và Malaysia.

Xáo trộn nhân sự cấp cao ở nhiều doanh nghiệp đình đám

Becamex IDC miễn nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực của ông Giang Quốc Dũng, miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật nhiệm kỳ II từ năm 2023 - 2028 của ông Phạm Ngọc Thuận. Còn PV Drilling nhận được đơn từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng quản trị độc lập của ông Hoàng Xuân Quốc.