Kinh doanh

Vì sao giá vật liệu xây dựng tăng đột biến?

Cục Thống kê cho biết, tỷ lệ này đã tăng tới 10,1 điểm phần trăm so với quý I và là mức tăng cao kỷ lục trong các kỳ điều tra hằng quý gần đây.

Theo đó, trong tháng 6, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,42% so với tháng trước, tác động làm tăng CPI chung 0,27 điểm phần trăm, chủ yếu do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,93% khi nguồn cung khan hiếm, chi phí sản xuất và nhu cầu xây dựng cao...

So với cùng kỳ năm trước, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng trong tháng 6 năm nay tăng 7,23%, tác động làm tăng CPI chung 1,36 điểm phần trăm.

Giá vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm tăng đột biến. (Ảnh minh họa).

Giá vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm tăng đột biến. (Ảnh minh họa).

Trước số liệu đột biến này, bà Nguyễn Thị Hương, Cục trưởng Cục Thống kê xác nhận, có đến 57,2% số doanh nghiệp được khảo sát cho thấy khó khăn lớn nhất trong quý II là giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao.

Bà Hương lý giải, một trong những nguyên nhân của thực trạng này là đầu tư công dồn dập vào các dự án hạ tầng lớn (cao tốc, cảng, sân bay…) khiến nhu cầu cát, đá, thép, xi măng tăng đột biến. Trong khi nguồn cát và đá phục vụ xây dựng ở một số địa phương còn xảy ra hiện tượng khan hiếm cục bộ, do tình trạng thiếu nguồn cung cấp: mỏ hết hạn, bị gián đoạn hai thác, sạt lở…

Tuy vậy đại diện Cục Thống kê khẳng định nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ xây dựng vẫn dồi dào, thể hiện ở chỉ số sản xuất các ngành sản xuất vật liệu xây dựng (sắt thép, xi măng, bê tông…) vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm, đáp ứng đủ cho nhu cầu xây dựng của các doanh nghiệp và hộ dân cư.

Một nguyên nhân nữa làm giá vật liệu xây dựng tăng đó là chi phí nguyên liệu đầu vào - năng lượng - vận chuyển tăng: Giá thép tăng nhẹ do giá phôi, quặng sắt thế giới tăng; Giá nhựa đường cũng tăng do xăng dầu tăng và chi phí vận chuyển tăng nhẹ, Đối với xi măng, dù giá tương đối ổn định trong tháng 6, nhưng chi phí nguyên liệu và điện than tăng khiến áp lực chi phí gia tăng.

Ngoài ra, tâm lý tích trữ hàng hóa tại một số đại lý, doanh nghiệp trung gian cũng góp phần đẩy giá vật liệu lên trong ngắn hạn.

Cục Thống kê nhận định: Biến động giá vật liệu xây dựng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Chi phí đầu vào tăng làm tăng tổng chi phí thi công, ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả tài chính của các hợp đồng đã ký theo đơn giá cố định.

"Nếu giá tăng cao trong thời gian dài có thể làm chậm tiến độ thi công của các công trình, buộc các chủ đầu tư, nhà thầu phải điều chỉnh kế hoạch tài chính, tiến độ và công nghệ", Cục Thống kê nêu.

Tuy nhiên, theo kết quả vừa công bố, tăng trưởng của ngành xây dựng trong nửa đầu năm 2025 tăng 9,62%, thể hiện kết quả tích cực của ngành xây dựng. Nguyên nhân là do đầu tư công mạnh tay vào hạ tầng giao thông, đô thị: các dự án giao thông trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ, các dự án nhà ở xã hội được đẩy mạnh, các chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát được triển khai mạnh mẽ trên cả nước; Cải cách pháp lý, hành chính mở đường cho nhiều dự án mới.

Dòng vốn tư nhân và FDI chảy vào xây dựng dân dụng, công nghiệp; Thị trường bất động sản nhà ở 6 tháng đầu năm bắt đầu ấm dần. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định giúp ngành xây dựng phát triển bền vững...

"Các yếu tố trên đã tạo nên sự bứt phá ấn tượng cho ngành xây dựng Việt Nam trong nửa đầu năm 2025", Cục Thống kê nhận định.

Các tin khác

Sau nhà phố, biệt thự đến lượt đất nền phía Tây TPHCM chạy đua bung hàng, cả thị trường địa ốc đang sợ lỡ nhịp “sóng” mạnh nhất năm 2025?

Đúng như dự đoán trước đó, việc sáp nhập tỉnh, thành trở thành động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội và thị trường bất động sản tại các địa phương. Đối với doanh nghiệp, đây là cơ hội khó bỏ lỡ để “đi trước đón đầu” trong thế vận mới của thị trường địa ốc.

Từ 1/7, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25% trên tiền lương: Thay đổi lớn ảnh hưởng hàng triệu người

Từ ngày 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, tổng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ là 25% trên tiền lương làm căn cứ đóng, với nhiều thay đổi quan trọng về cách tính mức đóng, thời hạn nộp và quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Gia tộc Red Bull giàu nhất Thái Lan 2025 với khối tài sản khổng lồ

Dù kinh tế Thái Lan tăng trưởng chậm, giới siêu giàu nước này vẫn gia tăng đáng kể tài sản. Dẫn đầu là gia tộc sáng lập Red Bull với khối tài sản lên đến 44,5 tỷ USD, góp phần đẩy tổng tài sản của 50 người giàu nhất Thái Lan vượt mốc 170 tỷ USD.

Chính thức cho phép Hải Phòng thí điểm thành lập Khu thương mại tự do: Sẽ có ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước và ưu đãi về thuế

Theo Báo Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 226/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Một trong những nội dung nổi bật nhất của nghị quyết là cho phép Hải Phòng thí điểm thành lập Khu thương mại tự do.

Thị phần môi giới quý II/2025: VPS tiếp tục bỏ xa các đối thủ, Vietcap trở lại Top 10 HNX

Quý II chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt trong nhóm dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn HNX và thị trường UPCoM. VPS tiếp tục giữ vị trí số một nhưng thị phần sụt giảm, trong khi TCBS tăng mạnh, vươn lên vị trí thứ hai ở cả hai bảng xếp hạng. Vietcap cũng trở lại Top 10 thị phần HNX sau một quý vắng bóng.