Công nghệ

Mã vùng điện thoại các tỉnh thành thay đổi thế nào sau sáp nhập đơn vị hành chính?

Sáng ngày 4/7, Bộ Khoa học và Công nghệ phát hành thông cáo về việc thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất kể từ 1/7/2025.

Ngày 12/6/2025, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, theo đó cả nước có 34 tỉnh/thành phố (thay vì 63 tỉnh/thành phố như trước đây).

Mã vùng điện thoại sau sáp nhập đơn vị hành chính chưa có sự thay đổi, tạm thời vẫn giữ nguyên các đầu số.

Mã vùng điện thoại sau sáp nhập đơn vị hành chính chưa có sự thay đổi, tạm thời vẫn giữ nguyên các đầu số.

Việc thay đổi, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh này ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện kể từ ngày 1/7/2025 như sau:

Mã vùng điện thoại cố định của 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, thay đổi theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 (bao gồm TP Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Lại Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Quảng Ninh, Sơn La) giữ nguyên hoạt động theo quy định pháp luật hiện hành (các quy định về định tuyến, nguyên tắc quay số, khai báo tính cước...).

Mã vùng điện thoại cố định của 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 (bao gồm Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đăk Lắk, TP HCM, Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang) thực hiện như sau:

Các tỉnh/thành phố mới tạm thời sử dụng song song các mã vùng điện thoại cố định của các tỉnh/thành phố được sắp xếp (ví dụ tỉnh Tuyên Quang mới được sắp xếp từ tỉnh Tuyên Quang (mã vùng 207) và tỉnh Hà Giang (mã vùng 219) thì được sử dụng song song mã vùng 207 và mã vùng 219) theo quy định pháp luật hiện hành cho đến khi có thông báo của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Áp dụng nguyên tắc quay số trực tiếp đối với thuê bao điện thoại cố định cùng mã vùng và quay mã vùng đối với số thuê bao điện thoại khác mã vùng nhưng trong cùng 1 tỉnh/thành phố. Áp dụng mức cước nội hạt cho các thuê bao cùng mã vùng và thuê bao khác mã vùng trong 1 tỉnh/thành phố mới. Trường hợp thuê bao điện thoại cố định thuộc tỉnh/thành phố mới quay số tới thuê bao thuộc tỉnh/thành phố khác và ngược lại thì quay mã vùng và áp dụng mức cước liên tỉnh theo quy định pháp luật hiện hành.

Ví dụ, tỉnh Tuyên Quang mới (bao gồm 2 mã vùng 207 và 219) thì: Thuê bao cùng mã vùng 207 (hoặc mã vùng 219) được quay số trực tiếp và áp dụng mức cước nội hạt. Thuê bao thuộc mã vùng 207 quay mã vùng khi quay số tới thuê bao thuộc mã vùng 219 (hoặc ngược lại) và áp dụng mức cước nội hạt.

Thuê bao thuộc mã vùng 207 (hoặc mã vùng 219) quay mã vùng khi quay số tới thuê bao thuộc mã vùng của tỉnh/thành phố khác (hoặc ngược lại) và áp dụng mức cước liên tỉnh.

Mã vùng điện thoại cố định của các tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh cũ trở lên theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 dự kiến sẽ sử dụng mã vùng đang gắn với tên của tỉnh/thành phố mới (ví dụ hai tỉnh Tuyên Quang (mã vùng 207) và Hà Giang (mã vùng 219) được sắp xếp thành tỉnh Tuyên Quang thì mã vùng của tỉnh Tuyên Quang mới sẽ là 207).

Các tỉnh thành giữ nguyên mã vùng điện thoại.

Các tỉnh thành giữ nguyên mã vùng điện thoại.

Mã vùng điện thoại các tỉnh thành thay đổi thế nào sau sáp nhập đơn vị hành chính? - 3

Mã vùng điện thoại các tỉnh thành thay đổi thế nào sau sáp nhập đơn vị hành chính? - 4

Mã vùng điện thoại các tỉnh thành sau sắp xếp đơn vị hành chính.

Mã vùng điện thoại các tỉnh thành sau sắp xếp đơn vị hành chính.

Các tin khác

Sau nhà phố, biệt thự đến lượt đất nền phía Tây TPHCM chạy đua bung hàng, cả thị trường địa ốc đang sợ lỡ nhịp “sóng” mạnh nhất năm 2025?

Đúng như dự đoán trước đó, việc sáp nhập tỉnh, thành trở thành động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội và thị trường bất động sản tại các địa phương. Đối với doanh nghiệp, đây là cơ hội khó bỏ lỡ để “đi trước đón đầu” trong thế vận mới của thị trường địa ốc.

Từ 1/7, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25% trên tiền lương: Thay đổi lớn ảnh hưởng hàng triệu người

Từ ngày 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, tổng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ là 25% trên tiền lương làm căn cứ đóng, với nhiều thay đổi quan trọng về cách tính mức đóng, thời hạn nộp và quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Gia tộc Red Bull giàu nhất Thái Lan 2025 với khối tài sản khổng lồ

Dù kinh tế Thái Lan tăng trưởng chậm, giới siêu giàu nước này vẫn gia tăng đáng kể tài sản. Dẫn đầu là gia tộc sáng lập Red Bull với khối tài sản lên đến 44,5 tỷ USD, góp phần đẩy tổng tài sản của 50 người giàu nhất Thái Lan vượt mốc 170 tỷ USD.

Chính thức cho phép Hải Phòng thí điểm thành lập Khu thương mại tự do: Sẽ có ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước và ưu đãi về thuế

Theo Báo Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 226/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Một trong những nội dung nổi bật nhất của nghị quyết là cho phép Hải Phòng thí điểm thành lập Khu thương mại tự do.

Thị phần môi giới quý II/2025: VPS tiếp tục bỏ xa các đối thủ, Vietcap trở lại Top 10 HNX

Quý II chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt trong nhóm dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn HNX và thị trường UPCoM. VPS tiếp tục giữ vị trí số một nhưng thị phần sụt giảm, trong khi TCBS tăng mạnh, vươn lên vị trí thứ hai ở cả hai bảng xếp hạng. Vietcap cũng trở lại Top 10 thị phần HNX sau một quý vắng bóng.

Siêu dự án đại lộ và cảnh quan, khát vọng kỳ tích sông Hồng

Theo giới chuyên gia, siêu dự án xây dựng đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng sẽ xứng đáng với tên gọi “kỳ tích sông Hồng” nếu có thể mang lại nhiều lợi ích nhất có thể cho người dân Hà Nội nói chung vùng ven sông Hồng nói riêng.