Sức khỏe

Lộ diện 4 bệnh đường tiêu hóa người Việt thường gặp nhất

Tóm tắt:
  • Việt Nam có tỷ lệ bệnh đường tiêu hóa cao, với khoảng 10% dân số mắc bệnh.
  • 30% người Việt đã trải qua táo bón trong 12 tháng qua, phần lớn do ăn uống thiếu chất xơ.
  • Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa chiếm 93%, đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe và tiêu hóa.
  • Cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và probiotic để duy trì sự cân bằng hệ vi sinh vật.
  • Các chuyên gia đề xuất giáo dục dinh dưỡng và tư vấn cải thiện bữa ăn để thay đổi thói quen ăn uống.

Trong phần chia sẻ về cách chăm sóc hệ tiêu hóa tại chương trình vừa diễn ra ở TPHCM, các chuyên gia cho biết, Việt Nam nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cao trên toàn cầu.

Theo số liệu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khoảng 10% dân số mắc các bệnh về tiêu hóa, và con số này đang có xu hướng gia tăng. 4 bệnh về hệ tiêu hóa người Việt thường gặp nhất gồm: bệnh vặt theo mùa, táo bón, khó tiêu, tiêu chảy.

Một khảo sát cho thấy, 30% người Việt bị táo bón trong vòng 12 tháng qua. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là chế độ ăn uống thiếu hợp lý, tiêu thụ ít rau xanh và chất xơ, chế độ sinh hoạt thiếu vận động.

Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết hệ vi sinh vật chiếm khoảng 93% trong đường tiêu hóa của chúng ta, bao gồm vi khuẩn, vi trùng và virus.

Lộ diện 4 bệnh đường tiêu hóa người Việt thường gặp nhất - 1

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu chia sẻ tại chương trình (Ảnh: HT).

Sự cân bằng của hệ vi sinh vật là rất quan trọng đối với đường tiêu hóa và sức khỏe nói chung. Cụ thể, hệ vi sinh vật có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các vitamin, chất dinh dưỡng và điều hòa chức năng tiêu hóa.

Các vi khuẩn có lợi có thể giúp ổn định chức năng tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tâm thần và giảm các bệnh liên quan đến chuyển hóa. Sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, béo phì và các bệnh liên quan đến chuyển hóa.

Vì vậy để có đường ruột tốt, người dân nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và probiotic (lợi khuẩn) hỗ trợ sự phát triển của hệ vi sinh vật; chú ý đến chế độ ăn uống, vệ sinh và môi trường sống để duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh vật.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng các biện pháp tự nhiên như thảo dược, để hỗ trợ điều trị các rối loạn liên quan đến hệ vi sinh vật.

Giải pháp thay đổi thói quen dinh dưỡng không hợp lý

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động dinh dưỡng năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025, diễn ra mới đây, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) cho biết, năm qua TPHCM đã đạt mục tiêu giảm tình trạng thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ, trẻ em.

Dù vậy, công tác chăm sóc dinh dưỡng cũng còn nhiều thách thức. Cụ thể, quá trình đô thị hóa, lối sống tĩnh tại, nhận thức về dinh dưỡng hợp lý ở người dân vẫn còn nhiều hạn chế; còn sự mất cân đối trong chế độ ăn uống như ăn ít rau xanh và trái cây, thói quen ăn mặn, nhiều chất béo…

Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì ở các nhóm đối tượng, tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm.

Số liệu báo cáo cũng ghi nhận, người dân TPHCM sử dụng bình quân 8,5g muối/ngày, cao hơn nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là dưới 5g muối/ngày.

Để thay đổi thói quen dinh dưỡng không hợp lý, trong năm 2025, các chuyên gia đưa ra nhiều giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm, gồm:

Cần tăng cường giáo dục dinh dưỡng, thay đổi hành vi.

Tư vấn cải thiện bữa ăn gia đình và suất ăn tập thể.

Truyền thông hạn chế tiêu thụ muối, đường, dán nhãn cảnh báo chất béo xấu.

Tăng cường khám sàng lọc, tư vấn dinh dưỡng.

Giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động dinh dưỡng.

Các tin khác

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Giá vàng nhẫn tăng cao chưa từng có

10h30 sáng nay (28/3), Công ty CP Vàng bạc Bảo Tín Minh Hải niêm yết 98,7 - 100,8 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 1 triệu đồng/lượng mua vào và 900.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Đây cũng là kỷ lục mới của giá vàng nhẫn.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh

Sáng nay (28/3), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh và cao nhất lên tới 99,9 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC vẫn thấp hơn vàng nhẫn 1 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.