Tài chính

Lần đầu tín dụng tại TPHCM vượt mốc 4 triệu tỷ đồng

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 2 cho biết, tổng dư nợ tín dụng tại TPHCM tính đến cuối tháng 4 đạt 4,04 triệu tỷ đồng.

Mức tăng trưởng này tương đương 12,78% so với cùng kỳ năm ngoái, cao gấp nhiều lần so với mức tăng khiêm tốn trong cùng kỳ năm 2023 và năm 2024, lần lượt chỉ đạt 1,72% và 1,31%. So với cuối năm 2024, tín dụng đã tăng thêm 2,62%.

Ông Lệnh nhận định đây là kết quả khả quan, phản ánh rõ tác động tích cực từ môi trường kinh tế - xã hội và các chính sách điều hành tiền tệ linh hoạt, đặc biệt là mặt bằng lãi suất thấp đang hỗ trợ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lần đầu tín dụng tại TPHCM vượt mốc 4 triệu tỷ đồng - 1

Tín dụng trên địa bàn chủ yếu tập trung tại các lĩnh vực sản xuất (Ảnh: Tiến Tuấn).

Tín dụng tiếp tục tập trung vào lĩnh vực sản xuất và các nhóm ngành đóng vai trò đầu tàu tăng trưởng. Trong đó, 9 ngành dịch vụ chủ chốt của thành phố chiếm hơn 60% GRDP, đang thu hút hơn 1,4 triệu tỷ đồng dư nợ, tương đương 35,4% tổng tín dụng toàn địa bàn, tăng 3,6% so với cuối năm trước.

Cùng với đà phục hồi kinh tế, tín dụng tiêu dùng cũng khởi sắc. Quý đầu năm, dư nợ cho vay tiêu dùng tăng 2,3%, đạt mức 1,1 triệu tỷ đồng, trái ngược hoàn toàn với xu hướng sụt giảm của cùng kỳ năm ngoái. Theo ông Lệnh, nhu cầu chi tiêu của người dân đang mở rộng, được hỗ trợ bởi các sản phẩm tín dụng tiêu dùng ngày càng đa dạng, linh hoạt và ứng dụng công nghệ cao.

Trong đó, dư nợ tín dụng tiêu dùng gắn với sinh hoạt hàng ngày, bao gồm các khoản vay phục vụ thương mại, du lịch, dịch vụ chiếm khoảng 39,5% tổng dư nợ tiêu dùng toàn địa bàn, tăng 4,5% so với cuối năm trước. Trong đó, cho vay mua đồ dùng và trang thiết bị gia đình tăng mạnh nhất, đạt mức tăng 8,7%, chiếm 15,1% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng.

Ngoài ra, tín dụng tiêu dùng phục vụ mục đích nhà ở cũng đóng vai trò then chốt. Tổng dư nợ cho vay mua nhà để ở, để sử dụng hiện đạt 688.000 tỷ đồng, chiếm 60,5% tổng tín dụng tiêu dùng, tăng nhẹ 1% so với cuối năm 2024.

Dù tốc độ tăng không cao, nhưng với quy mô lớn, phân khúc này giữ vai trò ổn định và có ảnh hưởng tích cực đến cả thị trường bất động sản lẫn chiến lược phát triển nhà ở của Chính phủ, ông Lệnh chia sẻ.

Các tin khác

Ông chủ tòa nhà đẹp nhất Cà Mau vẫn nợ thuế 8,3 tỷ đồng

Chủ tòa nhà đẹp nhất Cà Mau tuyên bố rút lại hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất để được hợp thức hóa nhà xây sai phạm, cũng như không có trách nhiệm nộp thuế, đến khi có khả năng sẽ làm thủ tục chuyển mục đích sau.

"Cảnh báo" với doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

Phần lớn doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ gặp nhiều thách thức, lo ngại lạm phát và chi phí sản xuất tăng, nhu cầu tiêu dùng nội địa và thị trường xuất khẩu suy giảm. Nhưng thách thức đặt ra cảnh báo nghiêm túc, đòi hỏi hành động nhanh chóng, quyết liệt và đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua sóng gió.

Choáng ngợp trước viễn cảnh tương lai của khu tập thể cũ nát ở Hà Nội: "Biến hình" thành cao ốc 55 tầng, tái định cư tại chỗ cho toàn bộ 8.300 cư dân

Mục tiêu của việc lập quy hoạch cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân là xây dựng lại theo hướng tăng tầng cao công trình và hệ số sử dụng đất, giảm mật độ xây dựng để dành không gian trống, không gian xanh cho hoạt động công cộng.