10 năm sau khi thành lập, từ một công ty chỉ vỏn vẹn 5 người đã mở rộng và phát triển một cách đáng kinh ngạc. Thậm chí vào năm ngoái, CEO của tôi đã bán nó với giá 30 triệu USD.
Tuy nhiên, 3 năm trước là một chặng đường thật sự khó khăn. Chúng tôi dường như đi vào ngõ cụt và mọi thứ đều trở nên bế tắc. Chúng tôi đã mất đi rất nhiều khách hàng và không thể tìm kiếm hay ký kết với các khách hàng mới. Trong khi đó, các chi phí để công ty có thể duy trì hoạt động cũng là một sức ép rất lớn. Và chúng tôi hiểu rằng đã đến lúc mình phải thay đổi.
Chúng tôi thường họp vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần. Mục đích là để mọi người nắm được thông tin về những gì đang xảy ra tại các phòng ban khác nhau. Tôi vẫn nhớ như in ngày thứ hai đó, Giám đốc điều hành của chúng tôi xuất hiện và thông báo rằng công ty sẽ thực hiện một chiến lược mới để cải cách nội bộ: chiến lược OKR.
Và kể từ đó, công ty đã phát triển theo cấp số nhân và tôi chắc chắn 100% rằng nếu không có sự thay đổi này, chúng tôi sẽ không bao giờ có thể bán được nó với giá hàng triệu USD. Công ty có thể đã phá sản, hoặc trở thành một con rắn mất đầu, mà không ai quan tâm đến việc mua hay bán.
Thế nhưng, chiến lược OKR không phải là một công thức kỳ diệu có thể giúp tất cả các công ty thoát khỏi tình cảnh phá sản. Nhưng chắc chắn nó sẽ mang đến một cấu trúc, một quy trình trình hoàn toàn mới với năng suất cao hơn cho một tổ chức chưa có khuôn khổ. Chiến lược OKR tuyệt vời vì 3 lý do chính sau đây:
● Tính rõ ràng: các mục tiêu đã được xác định rất rõ trong chiến lược tổng thể.
● Tính đa dạng: dù thực hiện cùng một chiến lược, nhưng mỗi một bộ phận sẽ có những mục tiêu riêng cần phải thực hiện.
● Quy mô linh hoạt: dù công ty có 1 hay 100 nhân viên đều có thể sử dụng chiến lược này.
Chiến lược OKR cũng đang được rất nhiều công ty lớn và thành công trên thế giới áp dụng: Amazon, Facebook, Microsoft, Oracle, Slack, Uber…
Hãy cùng xem nó hoạt động như thế nào.
Chiến lược
Năm 1968, chiến lược OKR được phát triển bởi Andrew Grove, người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Intel vào thời điểm bấy giờ. Ông xây dựng nó dựa trên chiến lược MBO (Quản lý theo mục tiêu) và nó thật sự rất hiệu quả. Grove đã giới thiệu chiến lược này với Larry Page và Sergey Brin (những người sáng lập Google) khi tham gia vào hội đồng quản trị các nhà đầu tư tại một công ty non trẻ ở Thung lũng Silicon. Và cho đến nay, chiến lược OKR vẫn được Google sử dụng.
OKR là viết tắt của từ Objective Key Results
● Objective (Mục tiêu): nó mô tả kết quả cuối cùng mà bạn mong muốn. Khi một mục tiêu đã đạt được, một mục tiêu khác sẽ ngay lập tức thay thế. Các mục tiêu trong chiến lược OKR không mang tính kỹ thuật, không đo lường và thường không chứa các con số. Chúng phải thật sự dễ hiểu.
● Key Result (Kết quả then chốt): không giống mục tiêu, các kết quả then chốt phải mang tính chính xác và được đo lường cụ thể. Nó là một chỉ số cho thấy các mục tiêu có đang thật sự được thực hiện hay không. Các kết quả then chốt này nên có thời hạn, thường là một quý hoặc một năm.
Một vài ví dụ
Mục tiêu A
Tối ưu hóa kênh tiếp thị để giảm thời gian tìm kiếm khách hàng.
Kết quả then chốt A
Tập trung gấp 2 lần để phát triển kênh tiếp thị qua email trước khi kết thúc quý + Tăng tỷ lệ truy cập lên 50%.
Mục tiêu B
Phát hành một tính năng mới trong game sẽ giúp công ty dẫn trước đối thủ.
Kết quả then chốt B
Thử nghiệm tính năng mới với 10 khách hàng + Đăng 3 bài lên blog để giới thiệu về tính năng này.
Những lợi ích
Lợi ích số một của chiến lược OKR là tạo ra sự minh bạch và tính trách nhiệm trong tổ chức. Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, chiến lược này đều có thể giúp cải thiện một cách hiệu quả các vấn đề trên.
Kể từ thời điểm chúng tôi bắt đầu triển khai chiến lược OKR, mỗi người quản lý sẽ dành ra 2 phút vào sáng Thứ Hai hàng tuần để trình bày cho mọi người về tất cả những việc mà họ đã làm và kết quả đạt được trong một tuần vừa qua. Việc báo cáo thường xuyên khiến thông tin trở nên minh bạch, giúp mọi người có nhìn bao quát và trách nhiệm hơn.
OKR cũng giúp các nhóm tập trung vào những điều quan trọng nhất bằng cách loại bỏ các nhiệm vụ không góp phần làm tăng chỉ số Kết quả then chốt. Đồng thời, nó giúp mọi người hiểu hơn về các nhiệm vụ và mối quan hệ giữa chúng.
Công cụ
Tất cả các công cụ OKR về cơ bản đều có thể cung cấp cho tất cả nhân viên một góc nhìn tổng quát, rõ ràng về vị trí, nhiệm vụ các công việc trong công ty. Họ chuyển khung OKR thành một giao diện trực quan vô cùng hấp dẫn. Tại văn phòng, chúng tôi chọn Gtmhub làm công cụ để làm việc đó:
Mỗi một mục tiêu đều được liên kết với các kết quả then chốt tương ứng. Đồng thời, nó cũng cho bạn biết từng nhiệm vụ công việc cụ thể được giao cho mỗi nhân viên. Gtmhub được thiết kế với rất nhiều tùy chọn tìm kiếm để lọc thông tin như:
● Người phụ trách
● Tỷ lệ hoàn thành
● Nhiệm vụ
● Các nhóm được phân công
● …
Bạn có thể tìm kiếm và nắm bắt thông tin một cách dễ dàng. Tuy nhiên, công ty càng lớn thì "cây chiến lược" sẽ càng phức tạp. Đó là lý do tại sao có chế độ xem bảng đơn giản hơn:
Các kết quả then chốt được Gtmhub tự động hệ thống lại và tính trung bình, sau đó là tổng hợp tất cả các chỉ số có sẵn trong phần Thống kê dưới dạng một trang tổng quan.
Kết quả
Chỉ trong 2 năm, kể từ khi thực hiện chiến lược OKR, công ty của chúng tôi từ gần như phải tuyên bố phá sản đã lội ngược dòng và được mua lại với giá 30 triệu USD.
Chiến lược OKR được Intel phát triển cách đây 50 năm, được Google áp dụng từ năm 1999 và hiện nay vẫn được rất nhiều tổ chức lớn trên thế giới sử dụng. Tất cả những điều đó đã chứng tỏ đây là một chiến lược đáng tin cậy và thật sự đem lại hiệu quả.