Chứng khoán

Làm sao để Gen Z chuyển từ "chơi chứng" sang đầu tư?

Cái hại của việc "chơi chứng" trước khi "học chứng"

Rào cản lớn nhất của Gen Z khi đến với chứng khoán là kiến thức. Chứng khoán đồng nghĩa với các con số, khả năng đọc hiểu thị trường và tình hình kinh doanh công ty, những bảng điện biến đổi không ngừng - trông rất "sang" nhưng cũng mệt não!

Trong mấy năm vừa qua, truyền thông liên tục nhắc đến chứng khoán và việc kiếm tiền thụ động, lại thêm áp lực từ bạn bè (peer pressure), nhiều Gen Z đã nóng lòng chơi chứng trước khi học về chứng. Họ mua con này con kia qua mách nước, phím hàng, rồi "chịu đau" vì những cú cua gắt hết hồn của thị trường.

Vì sao bước chân vào thị trường khi kiến thức còn non lại nguy hiểm? Hại trước mắt là mất tiền. Nhưng hại về lâu dài chính là cảm xúc sợ hãi và muốn tránh xa việc đầu tư. Cảm xúc này dễ khiến cho Gen Z chùn tay, bỏ qua một kênh kiếm tiền khỏe mạnh và đường dài: đầu tư chứng khoán.

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đến năm 2025, Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ 3 Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP 571,1 tỷ USD. Quy mô kinh tế như vậy chính là nền tảng để thị trường chứng khoán phát triển vững vàng, tạo ra nhiều cơ hội kiếm tiền.

Chính sự đồng cảm và mong muốn các bạn trẻ đi đúng đường, chị Nguyễn Thị Hương Giang, một nhân sự cấp cao trong ngành đầu tư đã rời bỏ công việc ấm êm gần 20 năm qua của mình, start-up ứng dụng đầu tư Tititada.

Làm sao để Gen Z chuyển từ chơi chứng sang đầu tư? - Ảnh 1.

Ham học hỏi – Mỗi ngày học một chút để thấm từ từ

Không chỉ Gen Z mà cả thế hệ Millennial ngày nay cũng đòi hỏi cao hơn về phần nhìn. Chính vì vậy, Tititada đã mất đến gần 1 năm chuẩn bị mới ra mắt vào tháng 6/2022, nhằm đảm bảo giao diện app đơn giản, dễ dùng và bắt mắt, cùng trải nghiệm mượt mà, rành mạch, dễ kiểm soát.

Với bộ kiến thức Ham Học Hỏi ngay trong app, Tititada đem hiểu biết về chứng khoán và quản lý tài chính cá nhân đến gần hơn với mọi người.

"Tài chính cá nhân là điều mà mỗi người đều nên biết. Một cuộc sống giảm thiểu âu lo về tiền bạc thì mới an ổn. Thế nhưng, hiện nay, kiến thức về tài chính vẫn đang được truyền tải đến số đông qua ngôn ngữ khá học thuật, khiến người học chơi chứng khoán cảm thấy bị dội." - Chị Hương Giang chia sẻ.

Khi đọc Ham Học Hỏi, nhà đầu tư Tititada có thể bắt đầu với Starter Kit để làm quen với các khái niệm, thuật ngữ đầu tư, rồi dần lên trình với kiến thức chuyên sâu, giúp hình thành được style đầu tư, hiểu cách đọc báo cáo tài chính để có thể lựa chọn cổ phiếu tốt.

Làm sao để Gen Z chuyển từ chơi chứng sang đầu tư? - Ảnh 2.

"Tôi sợ việc nhà đầu tư mất tiền!"

Tốt nghiệp UCLA (Mỹ) về nước vào đầu năm 2006, chị Hương Giang ngay lập tức tham gia vào ngành đầu tư. Sau gần 20 năm "chinh chiến" với VinaCapital, SSI… ở tuổi U40, chị khởi nghiệp cùng Tititada với mong muốn thắp thói quen đầu tư cho các bạn trẻ.

Học đầu tư nên bắt đầu từ chứng khoán. Vì sao vậy? Cái hay của chứng khoán chính là số đông có thể tiếp cận được, mua bán và sở hữu, và rủi ro cũng nằm trong mức có thể kiểm soát nếu có kiến thức nền tảng. Vàng, bitcoin, hay nhà đất sẽ đòi hỏi vốn lớn và rủi ro biến động giá cao hơn - không phù hợp với người mới bắt đầu đầu tư.

Làm sao để Gen Z chuyển từ chơi chứng sang đầu tư? - Ảnh 3.

Là người đã chứng kiến thị trường lúc tăng nóng đến lúc giảm mạnh, kinh qua ngày đẹp và ngày xấu, chị chia sẻ: Với các bạn trẻ tham gia vào thị trường chứng khoán, rào cảo lớn nhì chính là kinh nghiệm. Muốn có kinh nghiệm thì cần thời gian và sự luyện tập đầu tư thường xuyên. Chính vì vậy, đầu tư thì nên bắt đầu từ khi mình còn trẻ để có nhiều thời gian thực tập, tích góp kinh nghiệm hơn.

Đầu tư là một hành trình, và Tititada mong muốn có thể đồng hành cùng các bạn trẻ tích tiểu thành đại. Đó không chỉ là từ số vốn nhỏ tích lũy dần lên, mà còn là tích lũy kiến thức để chuẩn bị cho hành trình đầu tư lâu dài. Nghĩ xem, bây giờ bạn mới 20 tuổi, thì còn đến 20, 30, thậm chí là 40 năm nữa để làm việc và kiếm tiền.

Facebook: https://www.facebook.com/tititadavn

Website: https://tititada.com

Cùng chuyên mục

Đọc thêm