Thời sự

Kinh tế TP HCM tăng trưởng cao nhất trong 5 năm, Hà Nội lại không bằng cùng kỳ

GRDP quý I của TP HCM cao nhất trong vòng 5 năm qua

Theo Cục Thống kê TP HCM, GRDP quý I của thành phố ước tăng 6,54%, đạt mục tiêu đề ra và là tốc độ cao nhất kể từ 2020.

Trước đó, giai đoạn 2020 - 2023, GRDP quý I tăng cao nhất là 4,58% vào 2021. Cùng kỳ năm ngoái, tăng trưởng của TP HCM chỉ đạt 0,7%.

 

Dịch vụ vẫn là động lực chính của thành phố trong quý I, đóng góp đến 71,6% vào tốc độ tăng trưởng chung và chiếm 65,6% cơ cấu nền kinh tế. Trong đó, tiêu dùng nội địa tích cực, với doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 12,2%.

Công nghiệp cũng có chuyển biến tốt, đóng góp 16,4% vào mức tăng chung. Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I tăng 5,1%, cao hơn Hà Nội (3,6%), Đà Nẵng (0,6%), Cần Thơ (2,1%) nhưng thấp hơn Hải Phòng (12,6%).

Hoạt động xuất nhập khẩu quý 1 năm nay cũng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 93,06 tỷ USD, tăng 17%, nhập khẩu đạt 84,98 tỷ USD, tăng 13,9%, so với cùng kỳ năm trước. 

TP HCM vẫn là thị trường tiềm năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu xét về số dự án, thành phố dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 38,4%), điều chỉnh vốn (chiếm 17,3%) và GVMCP (chiếm 72,7%).

Năm nay, TP HCM đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 7,5 - 8%. Tăng trưởng quý I sẽ tạo đà cho các quý còn lại. Tuy nhiên tăng trưởng càng về sau sẽ khó khăn hơn vì mức nền so sánh các quý tới với năm 2023 cao.

GRDP quý I của Hà Nội thấp hơn cùng kỳ năm 2023

Trong khi kinh tế TP HCM ghi nhận tăng mạnh nhất trong 5 năm thì mức tăng của Hà Nội lại khiêm tốn hơn và thấp hơn cùng kỳ năm trước.

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, GRDP quý I của Hà Nội tăng 5,5%, cùng kỳ năm 2023 con số này là 5,81%. Trong đó, hầu hết ngành duy trì tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, tuy nhiên mức tăng ngành dịch vụ thấp hơn cùng kỳ.

(Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội).

Cụ thể, khu vực dịch vụ ước tính quý I tăng 5,84% (quý I/2023 tăng 7,66%) đóng góp 4 điểm % vào mức tăng GRDP. Trong đó, hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (bao gồm du lịch, lữ hành) cao nhất với mức 19,35%, đóng góp 0,76 điểm %.

Hoạt động sản xuất công nghiệp những tháng đầu năm 2024 còn gặp khó khăn, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực sản xuất và xuất khẩu giảm. Ước tính quý I/2024, sản xuất công nghiệp tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,5%.

Hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố trong quý I tăng so với cùng kỳ nhưng vẫn còn khó khăn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 12,6 tỷ USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,9 tỷ USD, tăng 3,7%; nhập khẩu đạt 8,6 tỷ USD, tăng 1% .

Đáng chú ý, trong quý 1, Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 970,8 triệu USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 6,1 lần so với cùng kỳ năm 2023

Năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu GRDP tăng 6,5 - 7%. Dù thấp hơn mục tiêu đề ra, song mức tăng trưởng trong quý I có thể chấp nhận trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, bất lợi đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện vào năm 2020, tăng trưởng GRDP của TP HCM có phần nhỉnh hơn Hà Nội. Cụ thể, trong giai đoạn 2016 - 2019, TP HCM (GRDP) tăng bình quân 7,72%/năm, còn ở Hà Nội là 7,36%. 

Khi đại dịch COVID-19 xuất hiện vào năm 2020, đặc biệt là làn sóng dịch lần thứ 4 xảy ra vào năm 2021 đã khiến kinh tế của TP HCM chịu thiệt hại nặng nề, khiến tốc độ GRDP của TP HCM giảm đến 6,78% so với cùng kỳ năm 2020, 

 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm