Tài chính

Kinh tế toàn cầu "kêu cứu" từ góc nhìn lĩnh vực sản xuất

Tác động từ hiện tượng chi phí năng lượng tăng cao và đà suy yếu của nhiều nền kinh tế hàng đầu còn bị làm trầm trọng hóa bởi làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ trên quy mô toàn cầu.

“Một cuộc suy thoái toàn cầu sẽ sớm nổ ra?”, Ngân hàng Thế giới (WB) đặt câu hỏi trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất của mình. Câu trả lời “có” có thể sẽ không làm bất ngờ các doanh nghiệp sản xuất. Trong tháng 8, sản lượng lĩnh vực sản xuất toàn cầu sụt giảm so với tháng 7 trong khi số lượng đơn đặt hàng mới đi xuống tháng thứ hai liên tiếp, theo thống kê của ngân hàng đầu tư JPMorgan Chase. Trong bối cảnh các khó khăn kinh tế liên tục xuất hiện, điều tồi tệ hơn có thể vẫn đang chờ đợi ở phía trước, không chỉ đối với các lĩnh vực đơn lẻ như sản xuất mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế.

Kinh tế toàn cầu kêu cứu từ góc nhìn lĩnh vực sản xuất - Ảnh 1.

Một cuộc suy thoái là kết quả không bất ngờ đối với các doanh nghiệp sản xuất. Ảnh: The Ecomomist.

Trong năm ngoái, lĩnh vực sản xuất bước vào giai đoạn bùng nổ. Người tiêu dùng, nhận được sự hỗ trợ tài chính lớn từ các chương trình “giải cứu” dịch bệnh, tích cực chi tiêu, tiêu dùng. Các nhà máy, sau khi các quy định phòng dịch được nới lỏng, cũng gia tăng đầu tư nâng cao sản lượng đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Giá trị sản lượng lĩnh vực sản xuất toàn cầu tăng lên ngưỡng trên 16.000 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn thế giới trong gần hai thập kỷ. Thành tựu này cũng góp phần giúp tăng trưởng sản lượng nền kinh tế toàn cầu đạt 6,1% trong năm qua, cao nhất lịch sử, dù các vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng toàn vẫn hiện diện.

Nhu cầu suy giảm là điều hoàn toàn có thể dự báo trước khi cuộc sống của người dân dần quay trở lại bình thường. Ngay cả nhu cầu đối với các loại hình dịch vụ, vốn bùng nổ muộn hơn so với hàng hóa, cũng đang trong xu hướng giảm thời gian gần đây. Tuy nhiên, dữ liệu trong lĩnh vực sản xuất mới chính là nguồn cơn quan ngại. Điểm khởi đầu chính là đà tăng giá nguyên và nhiên liệu sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Trong tháng 7, hoạt động sản xuất công nghiệp tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2021. Các doanh nghiệp trong khu vực này phải trì hoãn các kế hoạch mở rộng sản xuất do chi phí năng lượng tăng quá cao. Trong khi đó, tình hình được dự báo khó khăn hơn rất nhiều trong mùa đông sắp tới.

Không chỉ châu Âu, các nền kinh tế hàng đầu thế giới khác cũng đang gặp vấn đề. Tại Trung Quốc, các doanh nghiệp sản xuất không chỉ gặp khó với chiến lược zero Covid, với một thị trường bất động sản ngập trong khủng hoảng mà còn với một mùa hè “nóng chưa từng thấy”, gây nên tình trạng thiếu điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kéo giảm năng suất mùa vụ. Dữ liệu chỉ số Quản lý thu mua (PMI) lĩnh vực sản xuất của Caixin giảm trong tháng 8 so với tháng trước đó. Các quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu hàng hóa và linh kiện tới Trung Quốc cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng với hoạt động sản xuất của Hàn Quốc sụt giảm trong mùa hè qua do nhu cầu từ quốc gia đông dân nhất thế giới sụt giảm.

Tác động từ hiện tượng chi phí năng lượng tăng cao và đà suy yếu nhiều nền kinh tế hàng đầu còn bị làm trầm trọng hóa bởi làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ trên quy mô toàn cầu. Nhu cầu hàng hóa trong hai năm đại dịch vượt quá khả năng sản xuất của các nhà máy, gây quá tải trên các chuyến tàu, tắc nghẽn tại các cảng biển, đẩy lạm phát tại nhiều quốc gia lên đỉnh nhiều thập kỷ. Trái với kỳ vọng của nhiều người, lạm phát tỏ ra “cứng đầu” khi không sớm và không dễ để kéo giảm, buộc các ngân hàng trung ương phải có động thái mạnh tay. Các chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ trên quy mô lớn như vậy khá hiếm gặp ra trong nửa thế kỷ gần đây, theo báo cáo của World Bank, và mỗi lần xảy ra, hệ quả thường là một cuộc suy thoái.

Kinh tế toàn cầu kêu cứu từ góc nhìn lĩnh vực sản xuất - Ảnh 2.

Hoạt động sản xuất tại các nền kinh tế hàng đầu thế giới đang suy giảm. Ảnh: The Economist.

Hiện tại, các nhà sản xuất tại Ấn Độ và Đông Nam Á đang chứng minh sức chống chịu tốt trước các cơn gió chướng toàn cầu. Điều đó phản ánh những nỗ lực không ngừng nghỉ của nhiều doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Trong 7 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tới Mỹ đạt 18% so với cùng kỳ năm 2021 nhưng từ Ấn Độ là 30%, từ Việt Nam là 33%, Indonesia là 41% và Bangladesh là 50%. Tuy nhiên, thành tựu của một nhóm quốc gia kể trên chưa đủ lớn để phản ánh tình hình chung của toàn thế giới. Và nếu như tình hình tiếp tục diễn biến xấu, ngay cả những nền kinh tế kể trên cũng không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Một cuộc suy thoái toàn cầu là điều không thể định đoạt trước. Lĩnh vực sản xuất toàn cầu suy giảm trong giai đoạn 2015-2016 và 2019 nhưng thế giới vẫn tránh được “kết cục” xấu nhất. Tuy nhiên, trong những giai đoạn đó, hệ thống chính sách được áp dụng linh hoạt để tránh đẩy nền kinh tế toàn cầu vào trì trệ. Giữa thập kỷ trước, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất với tốc độ chậm hơn trong khi Trung Quốc không ngần ngại tung ra một loạt hỗ trợ. Trong năm 2019, Fed thậm chí còn cắt giảm lãi suất dù kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump khiến cho thâm hụt thương mại tại Mỹ tăng mạnh.

Tình hình có nhiều khác biệt ở thời điểm hiện tại. Trung Quốc quyết tâm theo đuổi chiến lược zero Covid, đồng nghĩa với việc không có nhiều giải pháp hỗ trợ được thực hiện hoặc thực hiện có hiệu quả nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Sau lần tăng lãi suất gần nhất, Fed thậm chí xác nhận rằng lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, đẩy nền kinh tế số một thế giới gần hơn với suy thoái. Trên thực tế, khi tiêu dùng của người dân Mỹ chưa suy giảm, cuộc chiến lạm phát của Fed vẫn chưa đi tới hồi kết.

Mọi chuyện sẽ xấu đi trước khi tốt dần lên. Nhưng tình hình sẽ xấu đi tới mức nào? WB đã vẽ ra ba viễn cảnh cho năm tới. Viễn cảnh lạc quan nhất: thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5% trong năm 2023 nhưng điều đó không đồng nhất với mong muốn lạm phát thấp của các ngân hàng trung ương. Trường hợp thứ hai, “một cuộc suy thoái nghiêm trọng” sẽ nổ ra khi các ngân hàng trung ương tiếp tục gặp khó trước lạm phát và không thể duy trì sự ổn định giá cả, kéo giảm thu nhập bình quân đầu người 0,8%. Viễn cảnh cuối cùng: làn sóng thắt chặt toàn cầu sẽ kích hoạt một cuộc suy thoái khiến sản lượng nền kinh tế toàn cầu sụt giảm và thu nhập bình quân đầu người giảm 0,4%.

Bất kỳ viễn cảnh nào cũng không có lợi đối với các quốc gia đang phục hồi từ giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid-19. Tỷ lệ nợ công trên toàn cầu vẫn tương đối lớn và một số nền kinh tế thậm chí còn chưa thể quay trở lại với quy mô từng đạt được trước khi đại dịch nổ ra. Và lãnh đạo các quốc gia này chắc chắn không thể bỏ qua “báo động đỏ” phát ra từ lĩnh vực sản xuất.

Các tin khác

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Miền Bắc sắp đón mưa dông

Chiều tối và đêm nay (14/5), miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục mưa dông vào chiều tối nay. Các khu vực khác ngày nắng, ít mưa.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc, miền Trung mưa đến bao giờ?

Ngày hôm nay (11/5), khu vực miền Bắc và miền Trung tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, nhiều nơi xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, kèm theo nguy cơ lốc sét và gió giật mạnh. Từ đêm nay mưa lớn giảm dần ở khu vực này. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa dông vào chiều và tối nay.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Elon Musk bị phố Wall quay lưng

Lơ đãng trong tầm nhìn của Musk đối với Tesla đang khiến đẩy hãng xe điện này trượt dài trên các sàn giao dịch.

Phát hiện tiểu hành tinh khổng lồ đang lao vào Trái đất

Viện Toán học Ứng dụng Keldysh cho biết các nhà khoa học Nga đã phát hiện ra một tiểu hành tinh mới có khối lượng lớn đang hướng tới trái đất. Hình ảnh của thiên thể, có đường kính khoảng nửa km, đã được chia sẻ trên mạng xã hội.

Gay cấn bầu cử tổng thống Brazil

Cuộc bầu cử tổng thống Brazil sẽ bước vào vòng 2 ngày 30-10 sau khi không có ứng viên nào chiếm đa số phiếu cần thiết để giành chiến thắng.