Sức khỏe

Không thể bỏ cữ cà phê, uống thuốc sao cho đúng?

Bác sĩ chuyên khoa 2 Đinh Trần Ngọc Mai, Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết, cà phê chứa caffeine và các hợp chất thực vật như polyphenol và tannin, có khả năng tương tác với nhiều loại thuốc thông qua việc thay đổi quá trình hấp thu, chuyển hóa hoặc đào thải thuốc trong cơ thể. Điều này không có nghĩa là người dùng thuốc phải từ bỏ cà phê, nhưng cần hiểu rõ những nguy cơ để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

Không thể bỏ cữ cà phê, uống thuốc sao cho đúng? - Ảnh 1.

Cà phê chứa caffeine và các hợp chất thực vật như polyphenol và tannin, có khả năng tương tác với nhiều loại thuốc

Ảnh: AI

Thuốc bổ sung sắt và cà phê

Một ví dụ thường gặp là các thuốc bổ sung sắt, thường được dùng để điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Khi uống cùng cà phê hoặc uống trong vòng 1 giờ sau cà phê, khả năng hấp thu sắt có thể giảm đến 40-80%. 

Nguyên nhân là do polyphenol và tannin trong cà phê kết hợp với ion sắt tạo thành các phức chất khó tan, làm giảm sinh khả dụng của thuốc. 

Ngoài cà phê, các thực phẩm như trà, ca cao, sô cô la đen, rượu vang đỏ và thậm chí là một số loại ngũ cốc nguyên cám cũng có thể cản trở hấp thu sắt tương tự. Trong trường hợp này, khuyến cáo của Hiệp hội Huyết học Mỹ (ASH) là nên uống sắt khi bụng đói và cách cà phê ít nhất 1-2 giờ để tối ưu hóa hiệu quả điều trị.

Thuốc kháng sinh và cà phê

Bác sĩ Ngọc Mai cho biết, một nhóm thuốc khác dễ bị ảnh hưởng là thuốc kháng sinh nhóm quinolon như ciprofloxacin và norfloxacin. Những thuốc này có thể bị ảnh hưởng kép: Một mặt, caffeine làm chậm quá trình phân hủy của thuốc trong gan, làm tăng nguy cơ các tác dụng phụ như bồn chồn, lo âu, run tay hoặc mất ngủ; mặt khác, bản thân thuốc cũng làm chậm chuyển hóa caffeine, khiến caffeine tích tụ trong cơ thể nhiều hơn. Tình trạng này càng rõ rệt ở người lớn tuổi hoặc người có bệnh lý gan. Các hướng dẫn của Hiệp hội Dược lâm sàng Mỹ (ASHP) khuyến cáo hạn chế sử dụng đồ uống chứa caffeine trong thời gian điều trị với các thuốc này để giảm thiểu tương tác. 

Không thể bỏ cữ cà phê, uống thuốc sao cho đúng? - Ảnh 2.

Nên chủ động thông báo thói quen uống cà phê mỗi ngày với bác sĩ điều trị

Ảnh: AI

Ngoài ra, levothyroxin - một hormone tuyến giáp tổng hợp thường được dùng trong điều trị suy giáp - cũng là thuốc rất nhạy cảm với thức ăn và đồ uống. Cà phê có thể làm giảm đáng kể hấp thu levothyroxin qua ruột, khiến người bệnh dù uống thuốc đúng liều vẫn không đạt hiệu quả điều trị. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nội tiết Mỹ (Endocrine Society), thuốc nên được uống vào buổi sáng khi bụng đói, với nước lọc, ít nhất 30-60 phút trước bữa ăn và trước cà phê.

Thuốc trầm cảm và cà phê

Theo bác sĩ Ngọc Mai, một số loại thuốc khác cũng cần lưu ý là thuốc điều trị loãng xương như alendronate và risedronate - chúng có khả năng hấp thu rất kém nếu dùng chung với thực phẩm hoặc cà phê, dẫn đến giảm hiệu quả trong việc ngăn ngừa gãy xương. 

Thêm vào đó, một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh Parkinson (như levodopa) hoặc thuốc ngừa thai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi việc dùng đồng thời với cà phê, làm thay đổi nồng độ thuốc trong máu theo những hướng khác nhau.

Bác sĩ Ngọc Mai đưa ra lời khuyên, với người có thói quen uống 1-2 ly cà phê mỗi ngày, nên chủ động thông báo thói quen này với bác sĩ điều trị. Mỗi loại thuốc có thời điểm hấp thu tối ưu riêng và cách đơn giản nhất là uống thuốc với nước lọc, vào thời điểm cách xa cà phê ít nhất 1 tiếng, hoặc tốt nhất là theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ hoặc dược sĩ. Điều chỉnh nhỏ này có thể tạo nên sự khác biệt lớn trong hiệu quả điều trị và an toàn của người bệnh.

Các tin khác

Cái chết của vũ trụ được dự đoán sẽ đến sớm hơn nhiều

Một nghiên cứu mới cho thấy vũ trụ của chúng ta có thể đang chết nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ của các nhà khoa học, nhưng nó vẫn sẽ tồn tại trong một thời gian dài đáng kinh ngạc. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất một tuổi thọ lý thuyết tối đa được cập nhật cho vũ trụ dựa trên dự đoán nổi tiếng nhất của Stephen Hawking về hố đen rằng cuối cùng chúng sẽ bốc hơi.

Vietlott lại tìm ra vé số trúng độc đắc tiền tỷ

Vietlott vừa tìm thấy 1 vé số trúng độc đắc Jackpot 2 gần 3,7 tỷ đồng ở loại hình xổ số Power 6/55 vào tối nay. Hai kỳ quay liền trước của sản phẩm Power 6/55, Vietlott cũng liên tiếp tìm ra vé số trúng Jackpot tiền tỷ.

Giá vàng bật tăng

Sáng nay (24/5), giá vàng đồng loạt tăng. Hiện giá vàng trong nước cao hơn thế giới trên 15 triệu đồng/lượng.

Vân Đồn chuyển mình, sẵn sàng trở thành đặc khu kinh tế phía Bắc

Một vùng đảo từng lặng lẽ bên vịnh Bái Tử Long, nay đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành tâm điểm chiến lược mới của miền Bắc. Vân Đồn – mảnh đất nơi Đông Bắc Tổ quốc, giờ không chỉ được nhắc đến như một điểm đến nghỉ dưỡng, mà đang được định hình trở thành đặc khu kinh tế ven biển của phía Bắc giai đoạn 2025–2030.

Bộ Tài chính có hơn 10.400 người nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Tài chính được bổ sung hơn 11.400 tỷ đồng để thực hiện chế độ chính sách cho hơn 10.400 người nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 và Nghị định số 67. Bộ Tài chính sau hợp nhất đã giảm 3.600 đầu mối cấp phòng, ban. Bộ Tài chính là đơn vị có số lượng người được hỗ trợ nhiều nhất.

Suy giáp có gây mất trí nhớ?

Tôi được chẩn đoán suy giáp cách đây một tháng, đang uống thuốc điều trị, gần đây hay quên, làm việc kém hiệu quả. Suy giáp có gây mất trí nhớ? (Lê Hồng, Lâm Đồng)

Áp xe cổ sau hai ngày viêm họng

Bé Hương, 10 tuổi, sốt, đau họng, uống thuốc không bớt, bác sĩ phát hiện bị áp xe thành sau họng nặng.