Người có nhiều tiền có thể chi hàng chục tỷ đồng để mua bất động sản cao cấp và khẳng định đẳng cấp, và cũng có ngày càng nhiều những người giàu tinh tế sử dụng khả năng của mình để thăng hoa với những sản phẩm trang trí nội thất giá trị hàng tỷ đồng. Hàng nội thất thượng đẳng đang trở thành một "biểu tượng ngầm" (hidden trendy icon) thể hiện cá tính tiêu dùng của giới siêu giàu Việt.
Người giàu Việt ngày nay đã có những tiêu chuẩn sống rất khác
Năm 2020, "Báo cáo Thịnh vượng" (The Wealth Report) của Knight Frank đã công bố, tính đến hết năm 2019, số lượng người siêu giàu (sở hữu giá trị tài sản ròng trên 30 triệu USD) tại Việt Nam đã là 405 người. Tới năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch, số lượng cá nhân siêu giàu này đã giảm xuống còn 390 người. Mặc dù vậy, Knight Frank cũng đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu nhanh hàng đầu thế giới (khoảng 31%) trong 5 năm tới; và dự kiến đến năm 2025, Việt Nam sẽ có khoảng 511 người có tài sản trên 30 triệu USD.
Cũng theo nhiều nghiên cứu, giới siêu giàu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có xu hướng trẻ hoá. Đó là thế hệ của những doanh nhân tài năng, năng động, thành đạt trong sự nghiệp, có tiềm lực tài chính mạnh, tri thức uyên bác. Nếu như trước đây, nói tới chuẩn mực giàu, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những tiêu chuẩn sống xa hoa như: xài hàng hiệu đắt đỏ, ngồi ghế hạng thương gia khi đi máy bay, sở hữu xe sang hay du thuyền triệu đô… thì ngày nay, giới siêu giàu Việt Nam đã có những thú chơi khác, không phô trương, ồn ào mà chuyển dịch dần sang xu hướng những "biểu tượng ngầm" để thể hiện đẳng cấp của một tầng lớp ưu tú, có cách tiêu xài thông minh.
Nhiều người giàu Việt trước đây thường chuộng sống trong những biệt thự xa hoa, bề thế thì nay, họ lại chọn "ẩn mình" trong các cộng đồng đô thị riêng tư, những điền trang biệt lập, hay một căn penhouse toạ lạc giữa tầng không trên những toà nhà chọc trời, có tầm nhìn bao la rộng mở… Không khoa trương và cũng chẳng ưa thể hiện, song những "biều tượng ngầm" này lại đang đại diện cho một thế hệ người giàu mới, tinh tế và hướng về giá trị sống.
Không gian sống của họ sẽ rất khác biệt, họ đầu tư rất nhiều thời gian và tâm trí để chuẩn bị cho mình một "chốn trở về" đúng nghĩa, nơi họ có thể thoả mái hưởng thụ bầu không khí yên bình; nơi trưng bày những sở thích cá nhân; nơi nghỉ ngơi sau những "thương vụ triệu đô" căng thẳng… Để thoả mãn nhu cầu về một không gian sống đẳng cấp của giới thượng lưu, các nhà thiết kế, kiến trúc sư cũng chẳng tiếc công sức để tạo ra những vật dụng nội thất đặc biệt, sang trọng và đắt đỏ theo kiểu "đo ni đóng giày" dành riêng cho chủ nhân.
Hiểu được giá trị của những món đồ nội thất đỉnh cao và sẵn sàng chi tiền sở hữu
Có thể nói, trào lưu tiêu dùng hàng nội thất thượng đẳng của giới siêu giàu Việt đã có sự thay đổi đáng kể. Thay vì những bộ tràng kỷ bằng gỗ quý nguyên khối, những tượng ngọc khủng hay dinh thự dát vàng, ốp gỗ từ trong ra ngoài như trước đây, giới siêu giàu ngày nay ưa chuộng những dòng hàng nội thất xa xỉ đến từ những thương hiệu danh tiếng trên thế giới.
Theo thống kê mới đây của công ty nghiên cứu thị trường Concetti, giá trị nhập khẩu nội thất của Việt Nam đã tăng trưởng khoảng 33% trong 3 năm qua, trong đó, nội thất nhập khẩu từ Italy chiếm thị phần lớn nhất.
Ông Phạm Cao Đông, TGĐ chuỗi CDC Home Design Center – một trong những nhà phân phối nội thất cao cấp chính hãng hàng đầu Việt Nam – chia sẻ quan sát của mình qua hơn 12 năm kinh nghiệm trong ngành hàng nội thất hàng hiệu nhập khẩu: "Số lượng những người siêu giàu có nhu cầu mua sắm những món đồ nội thất cao cấp mang vẻ đẹp tinh thần, in đậm dấu ấn cá nhân, và có tính đồng bộ cao với không gian nội thất của họ ngày một gia tăng".
Ông Đông phân tích: "Họ chú trọng phẩm chất của những món đồ hàng hiệu. Họ cực kỳ e ngại và từ chối tiếp cận các món đồ có dấu hiệu đạo nhái nên rất cẩn thận mỗi khi mua hàng, bởi nó ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín và giá trị bản thân của họ khi sử dụng. Nếu bạn xuất trình đủ giấy tờ thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hay chứng minh xuất xử công ty bạn là nhà phân phối có thể hiện rõ thông tin trên website của chính hãng thương hiệu, bạn đã có 50% quyết định của khách hàng. Phần còn lại, hãy để nét thẩm mỹ và phẩm chất của sản phẩm quyết định".
Lạc bước trong gian phòng khách tuyệt đẹp và tao nhã với điểm nhấn đắc ý từ chiếc đèn chùm danh giá Serip làm thủ công tại Portugal, hay những chiết đèn chùm pha lê sang trọng của thương hiệu nổi danh Italamp từ Italy, những đồ gổ, đồ bọc, gương…chế tác đỉnh cao của Christopher Guy Harrison thương hiệu CG, hay thời trang kiểu Ý với thương hiệu Gianfranco Ferre Home, tao nhã và độc đáo style ART DECO Pháp với Hugues Chevaliers – Paris, hay các không gian nội thất danh tiếng từ Mỹ với kiểu dáng và đường nét kiêu sa hiệu Caracole..., bạn sẽ biết chủ nhân của ngôi nhà không chỉ là người giàu có về vật chất, mà còn là người có tri thức và biết trân trọng đời sống tinh thần, am hiểu hàng hiệu và rất sành điệu.
Giới giàu tinh túy mong muốn mái ấm của họ là duy nhất, và mỗi món đồ trong đó đều phải có cá tính, thấm đẫm những sở thích và cảm xúc riêng. Họ tin rằng những chi tiết nhỏ nhất sẽ làm nên khác biệt lớn và nâng tầm phong cách của họ.
Không bàn đến vấn đề chuyên môn hay thẩm mỹ, giới sành điệu Việt không tiếc tiền để thuê kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất… là một minh chứng rõ rệt cho việc người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới không gian sống mang đậm dấu ấn cá nhân và những trải nghiệm độc đáo. Những người tiêu dùng thời thượng và có gu sẽ không ngại chi hàng tỷ để chăm chút cho tổ ấm của mình, nhưng với họ, đây là sự khẳng định cái "Tôi" một cách tinh tế và thu hút hơn bao giờ. Hãy mường tượng giây phút bản thân bạn cùng một số bạn bè, người thân cùng trải nghiệm "không gian sống đẫm "giá trị" "Tôi", có khi không thể tính bằng triệu đô, mà không cần phải khoa trương trên các trang mạng xã hội, vốn ồn ào với tư duy khoe khoang vật chất".
Nguồn ảnh: CDC Home Design Center