Chứng khoán

Khối ngoại tung thêm 4.300 tỷ đồng mua ròng trong tuần 5-9/12, cổ phiếu nào được "gom" mạnh nhất?

Tuần 5-9/12 ghi nhận chỉ số VN-Index đối mặt với áp lực chốt lời lớn ngay trước mốc kháng cự quan trọng 1.100 điểm. Thị trường giữ được đà tăng trong phiên đầu tuần tuy nhiên sau đó đã điều chỉnh mạnh rồi giằng co quanh 1.050 điểm.

Tính chung cả tuần, VN-Index giảm 28,2 điểm, tương đương với 2,61% so với tuần trước; trong khi đó HNX-Index tăng nhẹ 1,04 điểm (0,48%) lên mức 217 điểm. Xét theo mức độ đóng góp, VCB, VHM, NVL, BID là những tác nhân tác động tiêu cực nhất đến thị trường; ngược lại STB, LPB, VJC và HVN trở thành lực đỡ chính giúp chỉ số thu hẹp đà giảm.

Trong bối cảnh chỉ số điều chỉnh, thanh khoản tiếp tục giữ ở mức cao so với giai đoạn trước cho thấy áp lực cung lớn ở những mốc điểm cao hơn. Giá trị giao dịch bình quân trên ba sàn đạt gần 20.000 tỷ đồng/phiên.

Khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi họ mua ròng 4.335 tỷ đồng trên toàn thị trường trong cả 5 phiên giao dịch, nhưng giá trị đã thu hẹp còn phân nửa so với giá trị tuần trước đó. Nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh thì nhà đầu tư ngoại mua ròng 4.318 tỷ đồng, đồng thời mua ròng thêm 17 tỷ đồng trên kênh thỏa thuận - qua đó nới rộng thêm đà gom ròng trong cả tuần.

Khối ngoại tung thêm 4.300 tỷ đồng mua ròng trong tuần 5-9/12, cổ phiếu nào được gom mạnh nhất? - Ảnh 1.

Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, dòng tiền ngoại ghi nhận giá trị giao dịch mua ròng mạnh nhất tại bộ đôi Vingroup là VIC và VHM với giá trị đều trên ngưỡng 500 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại tuần này gom mạnh cổ phiếu SSI, chứng chỉ quỹ FUEVFVND, mã STB, HPG, giá trị đều trên 300 tỷ đồng tại mỗi mã. Giá trị mua ròng trăm tỷ ghi nhận tại hàng loạt cổ phiếu khác.

Ngược lại, cổ phiếu ngân hàng VCB tuần qua bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất, giá trị đạt hơn 100 tỷ đồng. Mã bất động sản là PDR cũng bị khối ngoại bán ròng trong tuần này, giá trị cũng vượt ngưỡng 80 tỷ đồng, tập trung toàn bộ trên kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, các mã khác như BID, VRE, GAS, DCM,... cũng bị bán ròng trong tuần qua.

Khối ngoại tung thêm 4.300 tỷ đồng mua ròng trong tuần 5-9/12, cổ phiếu nào được gom mạnh nhất? - Ảnh 2.

Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục đà mua ròng song có dấu hiệu hạ nhiệt đôi chút, giá trị tuần này đạt 4.198 tỷ đồng. Cụ thể nhà đầu tư ngoại mua ròng 4.174 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn, đồng thời mua ròng nhẹ 25 tỷ đồng tại kênh thỏa thuận.

Tại chiều mua, khối ngoại tuần này tỏ ra ưa thích bộ đôi nhà Vingroup gồm VIC và VHM, đây là tâm điểm mua ròng tuần qua với giá trị mua ròng đạt lần lượt là 640 tỷ đồng và 526 tỷ đồng, gần như toàn bộ đều là mua ròng khớp lệnh. Bên cạnh đó, lực mua ròng mạnh của khối ngoại trong tuần qua còn ghi nhận tại mã SSI với giá trị gần 442 tỷ đồng và chứng chỉ quỹ Diamonds FUEVFVND với hơn 433 tỷ đồng mua ròng.

Danh sách TOP 10 cổ phiếu được mua ròng trăm tỷ trong tuần qua tại sàn HoSE còn có STB (407 tỷ đồng), HPG (307 tỷ đồng), CTG (177 tỷ đồng),...

Trong khi đó, tâm điểm dòng vốn ngoại rút ròng ghi nhận tại mã ngân hàng là VCB và cổ phiếu bất động sản PDR, giá trị lần lượt đạt 134 tỷ đồng và 83 tỷ đồng tại mỗi mã. Bên cạnh đó, áp lực bán ròng ghi nhận tại BID và VRE với giá trị lần lượt là 57 tỷ đồng và 51 tỷ đồng. Các mã khác như GAS, DCM, VSC, HNG... cũng đều bị bán ròng sau 5 phiên giao dịch của tuần vừa qua.

Khối ngoại tung thêm 4.300 tỷ đồng mua ròng trong tuần 5-9/12, cổ phiếu nào được gom mạnh nhất? - Ảnh 3.

Tương tự, trên sàn HNX, khối ngoại giao dịch tích cực khi mua ròng 153 tỷ đồng trong cả tuần, toàn bộ trên kênh khớp lệnh.

Khối ngoại mua ròng trên sàn HNX nhiều nhất tại cổ phiếu PVS với giá trị 102 tỷ đồng. Ngoài ra, IDC và PVI cũng lần lượt được mua ròng khoảng 39 tỷ đồng và 7 tỷ đồng. Các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có TNG, THD, HUT, NVB, SD5..

Ngược lại, giao dịch chiều bán tại HNX ghi nhận giá trị bán ròng lớn nhất tại CEO, giá trị khoảng gần 8 tỷ đồng. Những cái tên trong danh sách bán ròng nhiều nhất sàn HNX trong tuần qua còn có SHS, PLC, L14, IDJ, TVD.., giá trị bán ròng tại mỗi mã khoảng vài trăm triệu đồng đến 1 tỷ đồng.

Khối ngoại tung thêm 4.300 tỷ đồng mua ròng trong tuần 5-9/12, cổ phiếu nào được gom mạnh nhất? - Ảnh 4.

Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài tuần này đã quay đầu bán ròng nhẹ 16 tỷ đồng , trong đó 8 tỷ đồng bị bán ròng trên kênh khớp lệnh và 8 tỷ đồng bị bán ròng trên kênh thoả thuận

Cổ phiếu VTP dẫn đầu danh sách bán ròng tuần qua khi bị khối ngoại bán ròng 6 tỷ đồng, toàn bộ trên kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có VEA, QNS, QTP, BSR,... với giá trị vài tỷ đồng tại mỗi mã.

Tại chiều mua vài, cổ phiếu MCH và FOC tuần này là điểm sáng khi được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với hơn 5 tỷ đồng tại mỗi mã, ACV cũng được mua ròng khoảng 2 tỷ đồnG. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến SIP, HU4, PAS, MPC...

Khối ngoại tung thêm 4.300 tỷ đồng mua ròng trong tuần 5-9/12, cổ phiếu nào được gom mạnh nhất? - Ảnh 5.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Chờ gì trong năm 2023?

Thị trường BĐS vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là lĩnh vực tiếp tục là một phần quan trọng trong bối cảnh M&A.

Sự vô dụng không thể chịu nổi của tiền số: Được quảng cáo là "tiên dược" của nền kinh tế nhưng không tạo ra một giá trị nào từ khi xuất hiện

Chính nhờ sự sụp đổ của FTX, thế giới có thể thức tỉnh trước một thực tế nghiệt ngã rằng “ngành công nghiệp” tiền số chẳng là gì ngoài một “cú lừa giàu xổi”. Những lời hứa hẹn làm giàu nhanh được bao bọc bởi lời quảng cáo cường điệu về một thế giới tự do công nghệ.