Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe. Khi tập thể dục, tốc độ lưu thông được cải thiện, nhịp thở, nhịp tim tăng dần, do đó thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, tập thể dục có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm nguy cơ cảm xúc tiêu cực dẫn tới ung thư.
Tháng 2/2022, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ung thư quốc tế chỉ ra: khi luyện tập erobic với cường độ vừa phải, vài lần trong tuần, đều đặn trong thời gian dài, cơ thể sẽ giải phóng ra nhiều phân tử có tác dụng giảm nguy cơ hình thành tế báo ung thư, chẳng hạn như interleukin-6 (IL-6). Các phân tử này có thể đóng vai trò sửa chữa AND trong các tế bào bất thường, trì hoãn hiệu quả sự phát triển của các tế bào ung the.
16 tình nguyện viên nam trong độ tuổi 50 – 80 đã tham gia thử nghiệm, một số người có những yếu tố nguy cơ đố với ung thư như thừa cân, béo phì… Các nhà khoa học đã thu thập các mẫu máu ban đầu từ tình nguyện viên. Sau đó, các tình nguyện viên thay đổi lối sống của mình, tích cực vận động hơn như tập thể dục với cường độ vừa phải.
So sánh các mẫu máu trước và sau, các nhà nghiên cứu xác nhận rằng, hàm lượng IL-6 trong máu sau khi tập thể dục tăng đáng kể.
Khi xử lý mẫu máu, thêm vào các tế bào ung thư phát triển trong ống nghiệm, các nhà khoa học nhận ra, tốc độ tăng trưởng của tế bào ung thư trong mẫu máu sau khi tập thể dục chậm hơn đáng kể.
Tập thể dục có tác động gì đối với cơ thể?
Cải thiện khối lượng cơ
Khi ung thư phát triển trong cơ thể, chất lượng các bó cơ sẽ suy giảm, gây tổn hại đến hệ thống miễn dịch của người bệnh. Người bệnh sẽ gặp các hiện tượng bất thường như chân tay yếu, mỏi thường xuyên.
Tập thể dục phù hợp có thể cải thiện hiệu quả sức mạnh của cơ chi trên, cơ chi dưới trong cơ thể, đồng thời duy trì khối lương cơ của bệnh nhân tốt hơn. Đồng thời, sự vận động tích cực có thể cải thiện chức năng và thúc đẩy sự hồi phục của cơ thể.
Cải thiện chứng năng tim phổi
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiệu suất của chức năng tim phổi chủ yếu được xác định bỏi sự hấp thu oxy. Nếu bệnh nhân nạp đủ oxy vào cơ thể, khả năng thích nghi của tim và phổi sẽ tốt hơn. Nếu ngược lại, bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh, thậm chí tử vong cao hơn.
Do đó, trong thời gian bình thường, bệnh nhân có thể tập thể dục phù hợp để cải thiện chức năng tim phổi để tăng khả năng hồi phục cho cơ thể.
Thúc đẩy sức khỏe của xương
Bởi vì nhiều loại ung thư khi phát triển có thể gây kích ứng xương, dẫn đến gãy xương, mất xương. Tập thể dục phù hợp có thể thúc đẩy sức khỏe xương khớp ở một mức độ nhất định, làm giảm bớt vấn đề loãng xương và cải thiện hiệu quả khả năng thích ứng của xương với tải trọng cơ thể.
Cải thiện khả năng miễn dịch
Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hệ miễn dịch của bệnh nhân. Khi một bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng bị tổn thương.
Tập thể dục lâu dài có thể cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch ở mức độ nào đó, thúc đẩy việc sản xuất đại thực bào, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều bệnh nhân ung thư có sự gia tăng lượng tế bào lympho và bạch cầu trong cơ thể sau khi tập thể dục, giúp giảm nguy cơ ung thư hiệu quả.
Lưu ý cần tránh khi tập thể dục
Tập quá thường xuyên
Mục đích của việc tập thể dục là giúp cơ thể khỏe mạnh, tươi trẻ hơn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Điều này rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất. Nhưng nếu tập thể dục quá thường xuyên có thể gây tổn thương cơ và xương, dẫn đến những hệ lụy khác.
Cường độ tập quá mức
Những người trẻ tuổi thường ưa thích các môn thể thao cường độ mạnh. Nhưng nếu tập thường xuyên trong thời gian dài, các môn thể thao cường đồ mạng có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi.
Điều bạn cần chú ý là lựa chọn môn thể thao phù hợp và tập theo hướng dẫn đúng theo thể trạng của riêng bạn.