Xã hội

Khi thần rừng và thần biển bắt tay nhau

Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng đất gập ghềnh giữa rừng và biển, có hai vị thần sống cách biệt nhau bao đời. Một người ngự trên đỉnh Ngọc Linh, nơi mây ngàn ôm lấy những rừng sâm quý, suối thiêng róc rách, nơi người Xơ Đăng, Hrê, Ca Dong vẫn tin rằng hồn núi không ngủ. Người còn lại sống nơi cửa biển Sa Kỳ, sóng bạc đầu ngày đêm vỗ về ghe thuyền Lý Sơn, nơi ngư dân đặt niềm tin vào lòng biển mặn mòi. Đó là thần rừng và thần biển.

Khi thần rừng và thần biển bắt tay nhau- Ảnh 1.

Một góc đảo Lý Sơn, nay là đặc khu Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi

ẢNH: T.N

Một người trầm mặc như tiếng chiêng đại ngàn. Một người phóng khoáng như hơi thở của gió nam. Họ sống giữa thiên nhiên hùng vĩ, nhưng lặng lẽ, riêng rẽ. Rừng xanh mà chưa ra tới biển. Biển rộng mà chẳng hiểu chuyện rễ cây chốn đại ngàn.

Rồi một hôm, từ lòng đất vọng lên những tiếng thở dài của con người.

"Rừng đẹp, nhưng đường đi còn gập ghềnh…".

"Biển nhiều cá, nhưng thiếu chợ, thiếu kho lạnh, thiếu cách bảo quản…".

"Có muối, có sâm, có mật ong, có tôm, có lúa… mà đời sống bà con vẫn còn nhọc nhằn…".

Nghe vậy, thần rừng ngồi dậy, chòm râu rung nhẹ theo gió: "Phải chăng đã đến lúc rừng và biển không thể đứng riêng nữa?".

Thần biển gật đầu, đôi mắt ánh lên màu san hô: "Chúng ta không chỉ cần gặp nhau để sẻ chia, mà cần bắt tay nhau, để mở ra một không gian phát triển mới, nơi rừng và biển cùng hòa quyện, cùng lan tỏa giá trị".

Thế là, lần đầu tiên trong lịch sử, hai vị thần gặp nhau, tại nơi con sông Trà Khúc từ rừng đổ ra biển. Thần Rừng mang theo tiếng chiêng vọng từ núi cao. Thần Biển mang theo tiếng ốc ngân vang từ đáy sóng. Hai dòng âm thanh ấy hòa vào nhau, như báo hiệu một thời kỳ mới: thời kỳ của tích hợp - của kết nối - của tư duy rộng - sâu - xa.

Họ không chỉ nói chuyện về thiên nhiên, mà còn nói chuyện con người.

Không chỉ nghĩ đến bảo tồn, mà nghĩ đến sinh kế.

Không chỉ giữ lấy giá trị cũ, mà kiến tạo giá trị mới.

Không chỉ nhìn theo chiều dọc của ngành, mà nhìn theo chiều ngang của liên kết vùng, chiều sâu của cộng đồng, chiều cao của tầm nhìn phát triển bền vững.

Từ cái bắt tay đó, một tỉnh mới ra đời, tỉnh Quảng Ngãi mới, không đơn thuần là phép cộng giữa Quảng Ngãi và Kon Tum. Đó chính là sự hòa quyện giữa rừng và biển, giữa đá xanh và cát trắng, giữa lễ hội cồng chiêng và câu hát hò khoan, giữa sâm Ngọc Linh và muối Sa Huỳnh, giữa mạch nguồn tổ tiên và khát vọng ngày mai.

Ở đó, người dân không còn là đối tượng được hỗ trợ, mà là chủ thể kiến tạo.

Người Hrê, Xơ Đăng, Ba Na… mang chiêng, mang rượu cần, mang câu chuyện của rừng xuống đồng bằng để làm du lịch cộng đồng, kết nối OCOP với văn hóa bản địa.

Người ngư dân Sa Kỳ, Lý Sơn… mang muối, mang cá, mang câu chuyện biển cả lên vùng cao, mở chợ phiên giao thương, không chỉ bán sản vật, mà bán cả trải nghiệm sống.

Thanh niên học công nghệ, học ngoại ngữ, học làm nội dung số để kể lại chính quê hương mình, bằng drone, bằng ảnh, bằng video, bằng giọng nói đậm chất quê hương.

Không còn rừng riêng - biển riêng. Không còn xã miền núi chỉ làm rẫy, xã ven biển chỉ ra khơi. Mà giờ đây, mỗi xã, mỗi cộng đồng đều là một mắt xích trong chuỗi giá trị tích hợp: Trên cao là rừng dược liệu, rừng sinh thái, du lịch trải nghiệm khúc hát đại ngàn. Ở giữa là nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn. Dưới thấp là thủy sản sạch, không chỉ tôm cá mà còn rong biển, du lịch sinh thái biển đảo. Trung tâm là con người - là cộng đồng - là chủ thể phát triển.

Thần rừng giờ không còn ngự trên đỉnh núi nữa. Thần biển cũng không trôi dạt theo sóng xa. Họ hóa thân thành những cán bộ xã dám làm khác đi, những phụ nữ khởi nghiệp từ gùi mật ong và giỏ cá khô, những già làng biết kể chuyện cổ bằng cả tiếng đồng bào và tiếng mạng xã hội.

Vì họ hiểu rằng: "Phép màu không nằm ở đỉnh núi hay đáy biển. Phép màu nằm ở trái tim, khối óc và bàn tay của chính người dân, khi họ được trao quyền, được dẫn đường, và được tin tưởng".

Người già kể lại vào những đêm trăng sáng, nếu đi dọc từ Tu Mơ Rông xuống Sa Kỳ, từ Ngọc Tem qua Trà Bồng đến cửa biển Sa Huỳnh, bạn sẽ nghe một tiếng vọng mơ hồ, như tiếng trống, tiếng sóng, tiếng gió hòa làm một: "Hãy để rừng và biển không còn xa cách. Hãy để quá khứ và tương lai gặp nhau trong lòng dân. Hãy để tư duy tích hợp, phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm… trở thành sợi chỉ đỏ cho một hành trình mới".

Đó không chỉ là câu chuyện ngụ ngôn. Mà có thể chính là lời tiên tri cho tương lai Quảng Ngãi mới, một tỉnh đi lên không nhờ chia lẻ tài nguyên, mà nhờ kết nối đa giá trị, tư duy hệ sinh thái vùng, và trên hết là khơi dậy sức dân từ mỗi bản làng, mỗi con sóng, mỗi nếp nhà.

Các tin khác

Triệt phá nhóm lừa đảo, rửa tiền quy mô 1.200 tỷ đồng: Đối tượng cầm đầu chuyên code web đồi truỵ

Kết quả điều tra xác định: Các đối tượng có trình độ hoặc am hiểu, yêu thích tìm hiểu công nghệ thực hiện hành vi phạm tội thông qua việc quản trị hệ thống trung gian thanh toán trái phép hoạt động online được tích hợp trực tiếp với các cổng game online trái phép - địa chỉ IP ở nước ngoài.

Miền Bắc mưa lớn đỉnh điểm

Từ sáng nay (11/7) đến đêm mai sẽ là đỉnh điểm đợt mưa lớn đang diễn ra ở miền Bắc. Mưa xuất hiện theo đợt với cường độ mưa vừa, mưa to đến rất to. Trọng tâm mưa là các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 10.7, giá xăng dầu đồng loạt được điều chỉnh tăng, trừ giá dầu mazut 180CST 3.5S.

Giá vàng quay đầu giảm

Sáng nay (10/7), giá vàng trong nước lại quay đầu giảm nhẹ. Theo đó, vàng miếng SJC mất mốc 121 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn giá vàng thế giới gần 15 triệu đồng/lượng.

Các hộ kinh doanh tại thủ phủ La Phù tự nguyên giao nộp 25 tấn bánh kẹo để tiêu hủy

Theo Công an TP Hà Nội, tính đến hết ngày 9/7 đã có hơn 50 hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn xã La Phù (cũ) tự nguyện giao nộp hàng hóa với số lượng khoảng 25 tấn bánh kẹo, thực phẩm các loại (táo đỏ, xúc xích, lương khô...). Hiện chính quyền địa phương khuyến khích bà con tiếp tục tự nguyện giao nộp hàng hóa không đúng quy định để tiến hành tiêu hủy.

Cửa khép, hàng ra sau tấm ảnh: Mua bán kiểu "chỉ có ở Saigon Square"

Tuy cửa đóng im ỉm nhưng chỉ cần thấy khách có nhu cầu muốn xem sản phẩm, người bán bên ngoài liền ra hiệu cho nhân viên bên trong hé cửa để khách vào. Khách đi ra cửa liền đóng sập. Cách bán hàng “lạ lùng” này diễn ra ở nhiều quầy hàng tại “thiên đường mua sắm” Sài Gòn Square.

Ăn cà, dưa muối có gây ung thư?

Dưa, cà muối là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt, nhưng nếu ăn sai cách hoặc muối trong vật dụng không an toàn, nguy cơ ung thư có thể rình rập.