Trong buổi chia sẻ về thị trường bất động sản các tỉnh vùng ven TP HCM do tập đoàn bất động sản Kavi Group tổ chức ngày 1/7, ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc Batdongsan khu vực miền Nam nhìn nhận TP HCM và các khu vực vùng ven có nét tương đồng với cách phát triển của Seoul. Hơn 20 năm trước đây, thủ đô của Hàn Quốc không có sân bay quốc tế, chính phủ nước này đã quy hoạch sân bay Incheon cách đó 60 km, kèm theo cảng biển Incheon tạo thành 3 mũi nhọn thúc đẩy kinh tế.
Tại thời điểm đó tốc độ phát triển và dân số của 3 nơi này rất thấp. Nhưng sau 20 năm phát triển theo mô hình sân bay cảng biển và đô thị lõi, thì thủ đô của Hàn Quốc đã có bước phát triển mạnh về dân số và tăng trưởng trong bán kính 20 - 100 km, kéo theo nhu cầu chỗ ở dẫn tới phát triển cho thị trường đất nền, giá đất tăng cao có nơi lên đến 10 - 20 lần.
Trở lại thị trường trong nước, ông Tuấn đánh giá mô hình khu vực Đông Nam Bộ khá giống với mô hình quy hoạch của Seoul trước đó. Với đô thị lõi là TP HCM kết hợp cùng cảng biển ở Vũng Tàu, sân bay quốc tế đang triển khai tại Long Thành hơn 5.000 ha, cả 3 được dự đoán sẽ trở thành 3 mũi nhọn thúc đẩy kinh tế cả khu vực.
Còn ông Lê Văn Tạo - Chủ tịch Tập đoàn Kavi Group đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng của thị trường bất động sản Đông Nam Bộ nói chung cũng như khu vực Bình Dương, Bình Phước nói riêng. Ông Tạo cho rằng thế mạnh của Bình Dương đến từ chiến lược phát triển hạ tầng và các khu công nghiệp nhằm thu hút nguồn vốn từ FDI (vốn đầu tư nước ngoài), từ đó tạo ra nhiều việc làm, thu hút dân cư dẫn tới gia tăng nhu cầu về nhà ở, thúc đẩy giá đất tăng. Điều này có thể dẫn chứng bằng tỷ lệ gia tăng của các trường học trên địa bàn. Trong báo cáo vào tháng 1, cho thấy, mỗi năm toàn tỉnh Bình Dương tăng khoảng 32.000 học sinh các cấp.
Theo thông tin chính phủ vừa công bố, GDP 5 tháng đầu là 7,72% tăng nhiều nhất trong 10 năm qua. Điều này thúc đẩy giá bất động sản đất nền tăng bởi các nhà đầu tư nước ngoài đang cần tìm đất cho các nhà máy sản xuất.
Về thị trường Bình Phước, ông Tạo chia sẻ địa phương này có đủ điều kiện để phát triển giống Bình Dương. Nhiệm vụ của Bình Phước hiện nay là phát triển công nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp để đón các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó thu hút lao động đi đôi với phát triển hạ tầng, khu dân cư và cuối cùng là các tiện ích.
"Sau khi phát triển xong Vành đai 3 và cao tốc, gần như Bình Phước sẽ trở thành phiên bản mới của Bình Dương. Có thể nhìn vào hành vi của nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường này tăng gấp đôi số lượng đầu tư", ông Tạo nói.
Đó cũng là lý do mà Bình Dương và Bình Phước là thị trường quan trọng mà Kavi Group đã tập trung vào đầu tư phát triển dự án ngay từ giai đoạn 2017-2018. Tập đoàn đã triển khai thành công với nhiều dự án đất nền và nhà phố tại hai thị trường này như Phương Trường An, Thái Bình Dương Residence, Tân Hiệp Central...
Hiện Kavi Group sở hữu 11 quỹ đất với 3.500 sản phẩm. Trong đó, Tân Uyên Central Point (phường Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) đang nhận được nhiều sự quan tâm và Ruby City (xã Tiến Hưng, TP Đồng Xoài, Bình Phước) là dự án đánh dấu bước đầu tập đoàn tiếp cận với thị trường Bình Phước.
Trong sự kiện, đại diện Kavi Group chia sẻ về định hướng tập đoàn phát triển với hệ sinh thái đa ngành nghề trong đó lấy bất động sản làm trọng tâm bao gồm nhiều hoạt động như đầu tư bất động sản công nghiệp và nghỉ dưỡng, vận hành quản lý, xây dựng, tư vấn giải pháp bất động sản... Ông kỳ vọng mang lại những sản phẩm chất lượng nhằm thực hiện hóa giấc mơ an cư của khách hàng, đặc biệt là giới trẻ.