Những năm gần đây, IPO dần quen thuộc với giới đầu tư và doanh nghiệp. Nhiều đơn vị thành công thổi vốn triệu đô cho các startup công nghệ khu vực châu Á. Điển hình có thương vụ sáp nhập Gojek và Tokopedia. IPO đã đẩy mức định giá lên 35-40 tỷ USD; Tinder vốn hóa với 40 tỷ USD; hay AirBnB lên sàn ngay giai đoạn bình thường mới.
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp cho thấy tăng trưởng tích cực trên sàn như FPT Telecom (FOX), Công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) tại HOSE, hay tập đoàn Hòa Phát... Các doanh nghiệp phần nào minh chứng cho việc tăng trưởng nhanh chóng sau khi IPO. Đây cũng là những doanh nghiệp góp mặt trong top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam do tạp chí Forbes bình chọn. Bên cạnh đó, hàng loạt startup khác cũng được đánh giá tiềm năng chạm ngưỡng kỳ lân như VNG, Momo, VNPay, Tiki, GHTK...
IPO hiện không chỉ là cơ hội mà các doanh nghiệp Việt có thể nắm bắt, tận dụng để cơ chế vốn hóa, tiến đến niêm yết cổ phần lần đầu ra công chúng. Trước đó, Running To IPO 2022 tổ chức ở 3 thành phố lớn đã thu hút hơn 1.000 doanh nghiệp tham dự. 300 nhà đầu tư chiến lược cũng cùng tham gia và đưa ra nhận định khi các doanh nghiệp tái cấu trúc, phát triển và IPO theo cơ chế vốn. Song tại Việt Nam, hành trình này không dễ dàng.
Sau đại dịch, không ít doanh nghiệp rút khỏi thị trường, giải thể hoặc tạm dừng hoạt động. Đại diện Aura Capital chỉ ra một phần nguyên nhân của việc "sụp đổ hàng loạt" bắt nguồn từ việc doanh nghiệp Việt thiếu hoạch định chiến lược dài hạn, nền tảng tài chính ổn định kèm theo các vấn đề công nghệ, chuyển đổi số. Đó cũng là lý do hiện nay một số SMEs chưa thể đi đường dài và chưa tạo nên giá trị đích thực vốn có.
Quỹ đầu tư Aura Capital cho biết khác với các nước châu Âu, tiêu chí vốn hóa và lên sàn tại Việt Nam khó thực hiện nếu không có sự chuẩn bị từ đầu. Theo đơn vị, sự góp mặt của "người dẫn đường" có thể giúp doanh nghiệp vẽ bức tranh tổng thể, những điều cần làm để IPO thành công ở giai đoạn phù hợp. Ngoài ra, người này cũng sẽ người đồng hành suốt chặng đường, đủ kinh nghiệm và kiến thức để đảm bảo tính pháp lý, minh bạch.
Cũng theo Aura Capital, việc IPO hiện nay phải là những giải pháp toàn diện, hướng đến mục tiêu cùng nhau phát triển và tạo nên một cộng đồng Doanh nghiệp vững mạnh để có thể đương đầu với những thách thức trong bối cảnh kinh doanh khó lường hiện tại. Nó không còn là câu chuyện của một hay vài doanh nghiệp tầm cỡ, hay một hiện tượng trong giới kinh doanh mà nó là câu chuyện chung của các doanh nghiệp SMEs.
"Với việc tiếp cận IPO với các điều kiện hiện hữu, có thể nói hiện tại là thời cơ vàng để tạo bàn đạp bứt phá cho các SMEs Việt. Việc hiểu rõ về cơ chế vốn sẽ là chìa khóa then chốt cho doanh nghiệp. Vấn đề cốt lõi là cách nắm bắt cơ hội và tìm cho mình một người đồng hành tin cậy để tiến từng bước vững chắc, an toàn, đúng pháp lý, minh bạch. Đó cũng là cách rút ngắn thời gian thực hiện khát vọng và hiện thực ý tưởng lớn của các doanh nghiệp Việt", đại diện Aura Capital chia sẻ.
Ngoài ra, sự kiện Running To IPO 2022 còn cho ra mắt Unicornverse, cộng đồng đầu tư toàn cầu đầu tiên tại Việt Nam với 5 chủ House và 100 thành viên cho mỗi House. Đây được xem cộng đồng có khả năng mở ra cơ hội kết nối các nguồn lực, các nhà đầu tư, góp phần tạo đòn bẩy tăng tốc độ phát triển của các doanh nghiệp.
Aura Capital có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ gần hơn 1.000 doanh nhân SMEs và gần 50 SMEs tái cấu trúc, chia sẻ về thực tế khi cùng doanh nghiệp Việt thực hiện IPO.