Kể từ năm 2019, các ngân hàng Trung Quốc luôn chiếm 4 vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng Banking 500 của Brand Finance. Đây là bảng xếp hạng thường niên các ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới.
Giá trị thương hiệu trong trường hợp này là “giá trị của nhãn hiệu thương mại và các sở hữu trí tuệ liên quan đến marketing trong mảng kinh doanh thương hiệu”. Nói theo cách khác, giá trị thương hiệu đo đếm giá trị tiếp thị/marketing vô hình chứ không phải là giá trị tổng thể của doanh nghiệp.
Top 10 ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất của năm 2023 được chia để giữa Mỹ và Trung Quốc. Xét theo tổng giá trị thương hiệu, Trung Quốc dẫn trước với 262 tỷ USD, cao hơn con số 165 tỷ USD của Mỹ.
Các ngân hàng Trung Quốc có dung lượng thị trường phục vụ lớn, từ đó giúp chúng nâng cao được giá trị nhận diện thương hiệu. Ví dụ, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) phục vụ hơn 500 triệu khách hàng cá nhân cùng với đó là vài triệu khách hàng doanh nghiệp.
Một điểm đáng chú ý khác là ICBC cũng là ngân hàng lớn nhất thế giới xét theo tổng tài sản (5,5 nghìn tỷ USD ở thời điểm tháng 12/2021) và doanh thu năm (143 tỷ USD ở thời điểm tháng 12/2022). Ngân hàng này được thành lập mới chỉ 39 năm trước, cụ thể là vài năm 1984.
3 vị trí còn lại sau ICBC cũng là các ngân hàng còn lại trong nhóm “Big 4” của Trung Quốc. Tất cả các “nhà băng” này đều thuộc sở hữu của nhà nước.
Vị tri từ thứ 5 đến thứ 9 thuộc về các ngân hàng Mỹ. Bất chấp hàng loạt các rắc rối trong vài năm trở lại đây, Wells Fargo vươn lên từ vị trí số 8 vào năm 2022 lên vị trí số 6 vào năm 2023. Điều này cho thấy các doanh nghiệp lớn hoàn toàn có thể phục hồi từ các scandal trong một thời gian ngắn.