Doanh nghiệp

Hướng đi bền vững cho ngành thương mại - công nghiệp Việt Nam

Tóm tắt:
  • Doanh nghiệp Việt hướng đến phát triển bền vững qua ESG, Net Zero và công nghệ xanh.
  • Hội thảo quy tụ gần 100 doanh nghiệp từ các ngành sản xuất, năng lượng, xây dựng.
  • ESG và Net Zero trở thành yêu cầu bắt buộc để duy trì lợi thế cạnh tranh quốc tế.
  • Chuyển đổi cần đầu tư bài bản, bắt đầu từ các bước nhỏ, có sự hỗ trợ của tổ chức lớn.
  • Ngân hàng như Techcombank đóng vai trò là đối tác tài chính và chiến lược trong chuyển đổi xanh.

Trong hội thảo "Chiến lược ESG & Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại - công nghiệp Việt Nam" do Huawei Digital Power Việt Nam, Techcombank, JJ-LAPP và Solar Electric Vietnam JSC (SEV) tổ chức tại miền Bắc, các chuyên gia đã đưa góc nhìn đa chiều về phát triển bền vững và giải pháp cho doanh nghiệp Việt.

Sự kiện thu hút gần 100 doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, năng lượng, điện tử, xây dựng...

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng phát triển xanh, tiêu chuẩn ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) và mục tiêu Net Zero (phát thải ròng bằng 0) trở thành điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp Việt Nam duy trì lợi thế cạnh tranh. Từ một lựa chọn chiến lược, ESG và Net Zero trở thành yếu tố sống còn để ngành thương mại - công nghiệp phát triển bền vững trên sân chơi quốc tế.

Yêu cầu từ các thị trường lớn như Mỹ, EU cùng chính sách thuế carbon và kiểm kê khí nhà kính đang tác động trực tiếp đến hoạt động doanh nghiệp. Các quy định như CBAM, CS3D hay Quyết định 13 của Thủ tướng về kiểm kê khí nhà kính tại Việt Nam cũng buộc doanh nghiệp xuất khẩu phải nhanh chóng thích nghi.

Vì vậy, các chuyên gia nhận định, chuyển đổi ESG toàn diện và có hệ thống cần sự đầu tư bài bản và dựng chiến lược phù hợp với đặc thù ngành nghề, tình hình thực tế. Tuy nhiên, việc chuyển đổi có thể bắt đầu từ những bước nhỏ, thiết thực, đồ g thời, có sự đồng hành của các tổ chức lớn, có tiềm lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực.

Ông Jason Wu - Tổng giám đốc mảng kinh doanh năng lượng số khu vực Đông Nam Á, Huawei nhấn mạnh, chuyển đổi xanh là hành trình dài hạn cần sự kiên trì và hợp tác.

"Huawei cam kết đồng hành cùng Việt Nam thông qua công nghệ tiên tiến, đào tạo chuyên gia và xây dựng các đối tác chiến lược, hướng đến phát triển các khu công nghiệp không phát thải", ông nói thêm.

Ông Jason Wu - Tổng giám đốc mảng kinh doanh năng lượng số khu vực Đông Nam Á, Huawei (giữa) chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Techcombank

Ông Jason Wu - Tổng giám đốc mảng kinh doanh năng lượng số khu vực Đông Nam Á, Huawei (giữa) chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Techcombank

Ngoài ra, hội thảo còn giới thiệu loạt giải pháp như năng lượng mặt trời, hệ thống lưu trữ, AI tối ưu thiết kế và vận hành. Trong đó, SEV chia sẻ lộ trình chuyển đổi năng lượng, còn JJ-LAPP và Jebsen & Jessen cung cấp kinh nghiệm triển khai ESG thực tiễn.

Nhờ vậy, các doanh nghiệp tham dự được truyền cảm hứng và định hướng bắt đầu từ những bước chuyển đổi nhỏ nhưng hiệu quả, trong đó, ngân hàng đóng vai trò then chốt.

Vai trò của ngân hàng trong chuyển đổi ESG

Hiện, Techcombank triển khai chiến lược ESG với ba trụ cột: cung cấp tài chính xanh (Green Financing, Green Bond, SLL), kết nối doanh nghiệp trong chuỗi giá trị bền vững và tư vấn nâng cao năng lực ESG. Ngân hàng hợp tác với các tổ chức tư vấn quốc tế và cơ quan quản lý nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận chính sách ưu đãi, xây dựng lộ trình Net Zero.

Bà Chử Thị Lan Hương - Giám đốc lĩnh vực ESG của Techcombank chia sẻ, ESG không còn là lựa chọn mà là điều kiện để tồn tại và phát triển. "Chúng tôi cam kết đồng hành lâu dài, không chỉ về tài chính mà còn tư vấn chiến lược để doanh nghiệp vững vàng hơn trong chuyển đổi xanh".

Bà Chử Thị Lan Hương - Giám đốc lĩnh vực ESG của Techcombank trình bày về những hỗ trợ của ngân hàng. Ảnh: Techcombank

Bà Chử Thị Lan Hương - Giám đốc lĩnh vực ESG của Techcombank trình bày về những hỗ trợ của ngân hàng. Ảnh: Techcombank

Thông qua các giải pháp đồng bộ và tầm nhìn dài hạn, Techcombank cho thấy vai trò của ngân hàng không chỉ là nơi cung cấp vốn, mà còn là đối tác phát triển bền vững. Việc tích hợp ESG giúp doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, tăng sức cạnh tranh, cải thiện hiệu quả và nâng cao giá trị lâu dài trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Các tin khác

Sức nóng của cổ phiếu Vingroup hôm nay

Sức nóng từ 2 mã cổ phiếu "họ" Vin là VIC và VHM giúp chỉ số có phiên tăng điểm mạnh. Tâm điểm chú ý dồn về nhóm cổ phiếu này sau khi Vingroup đưa ra kế hoạch tham vọng với doanh thu hợp nhất đạt 300.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 10.000 tỷ đồng.

Bộ Ngoại giao nói về mức thuế từ Mỹ với thiết bị năng lượng mặt trời

'Chúng tôi cam kết nỗ lực thúc đẩy các hoạt động thương mại một cách công bằng, minh bạch, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam', người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 24.4.