Chứng khoán

Khối ngoại quay đầu mua ròng gần 600 tỷ đồng trên HOSE

Tóm tắt:
  • NĐT nước ngoài mua ròng 579 tỷ đồng trên HOSE, tập trung vào HPG, MWG, VHM.
  • HPG được mua ròng nhiều nhất với 151,9 tỷ đồng, các mã khác như MWG, VHM cũng lớn.
  • Trên HNX, NĐT ngoại bán ròng hơn 10 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào PVS, IDC.
  • Tại UPCoM, NĐT ngoại bán ròng gần 101 tỷ đồng, lớn nhất tại MCH, QNS.
  • Các cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất gồm QTP, các mã khác như ACV, HNG, MSR, HPD.

Trên sàn HOSE, nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài quay đầu mua ròng với quy mô hơn 579 tỷ đồng với khối lượng gần 23,1 triệu đơn vị.

(Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát được mua ròng nhiều nhất với giá trị 151,9 tỷ đồng. Cùng chiều, khối ngoại tiếp tục rót ròng lần lượt 138,1 tỷ và 109,4 tỷ đồng vào MWG và VHM.

Ngoài ra, NĐT nước ngoài cũng gom ròng dưới trăm tỷ đồng các mã STB (88,1 tỷ đồng), NVL (46,9 tỷ đồng), SAB (42,6 tỷ đồng), BAF (28,3 tỷ đồng), MBB (26,7 tỷ đồng), DIG (25,6 tỷ đồng) và PNJ (24,1 tỷ đồng).

Chiều ngược lại, cổ phiếu GEX dẫn đầu Top bán ròng với quy mô 79 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội  cũng bị bán ròng 73,9 tỷ đồng.

Danh mục bán ròng còn có các mã như VIC, GVR, FTS, VHC, VCI, VPB, BSI, PTB với quy mô 14 – 40 tỷ đồng.

(Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

Trên sàn HNX, NĐT ngoại tiếp đà bán ròng với giá trị hơn 10 tỷ đồng, tương đương khối lượng 622.980 đơn vị.

Cụ thể, giao dịch bán ròng tập trung ở cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam với giá trị hơn 18 tỷ đồng. Cùng chiều, cổ phiếu IDC bị rút ròng với giá trị gần 12,5 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại còn bán ròng các mã SHS (10,4 tỷ đồng), PVI (2,7 tỷ đồng), CEO (960 triệu đồng), DL1 (241 triệu đồng)...

Ở chiều ngược lại, khối này gom ròng mạnh nhất gần 14,4 tỷ đồng cổ phiếu NTP của Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong. Tương tự, MBS của nhóm công ty chứng khoán được mua ròng gần 9,1 tỷ đồng. Dòng tiền nước ngoài cũng tìm đến các mã như VGS (2,4 tỷ đồng), VCS (1,3 tỷ đồng), TIG (1,2 tỷ đồng), LAS (1,2 tỷ đồng)...

Tại thị trường UPCoM, NĐT ngoại đẩy mạnh bán ròng gần 101 tỷ đồng, với khối lượng hơn 1,4 triệu đơn vị.

Trong đó, áp lực bán lớn nhất ghi nhận tại cổ phiếu MCH của Hàng tiêu dùng Masan với gần 68,6 tỷ đồng. Danh sách bán ròng còn có sự góp mặt của QNS (29,3 tỷ đồng), OIL (5,6 tỷ đồng), NTC (2,9 tỷ đồng), cùng với NTC, VEA, MML, ABI... với giá trị thấp hơn.

Phía đối diện,  cổ phiếu QTP của Nhiệt điện Quảng Ninh đứng đầu về giá trị mua ròng hơn 1,7 tỷ đồng. Hoạt động giải ngân còn trải dài ở các mã ACV (1,7 tỷ đồng), HNG (1,7 tỷ đồng), MSR (721 triệu đồng), HPD (648 triệu đồng)...

Các tin khác

Sức nóng của cổ phiếu Vingroup hôm nay

Sức nóng từ 2 mã cổ phiếu "họ" Vin là VIC và VHM giúp chỉ số có phiên tăng điểm mạnh. Tâm điểm chú ý dồn về nhóm cổ phiếu này sau khi Vingroup đưa ra kế hoạch tham vọng với doanh thu hợp nhất đạt 300.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 10.000 tỷ đồng.

Công ty Dược phẩm Inolab Derma ra mắt thương hiệu mỹ phẩm chuyên biệt cho da mụn Actidem Việt Nam

Thương hiệu dược mỹ phẩm Actidem - cái tên đã quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam với các sản phẩm nổi bật như Gel mụn Actidem Derma Gel , Gel rửa mặt Actidem Derma pH Cleanser, Gel rửa mặt Actidem Derma Purifying,... Thương hiệu tiếp tục khẳng định cam kết mang đến giải pháp an toàn, hiệu quả và phù hợp với làn da mụn của người Việt.

‘Ông lớn’ đứng sau chuỗi thương hiệu thời trang đình đám Aristino là ai?

Không chỉ là thương hiệu thời trang nam quen thuộc với hàng triệu người tiêu dùng Việt, Aristino còn là biểu tượng của sự lịch lãm hòa quyện giữa giá trị truyền thống và đương đại. Ít ai biết, đứng sau thành công ấy là Công Ty K&G Việt Nam – doanh nghiệp đang xây dựng hệ sinh thái thời trang đa thương hiệu hướng tới giá trị bản sắc và phát triển bền vững.

Tuyến đại lộ được mong chờ nhất Thủ đô có chuyển động đáng chú ý, siêu dự án của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hưởng lợi

Thông tin từ UBND quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết: trong tháng 10/2025, huyện sẽ hoàn thành việc giải phóng mặt bằng (GPMB) 700m của dự án Đại lộ Tây Thăng Long, đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến Văn Tiến Dũng. Với tiến độ này, tuyến đại lộ huyết mạch phía Tây dự kiến sẽ thông xe vào Quý II/2026, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch ban đầu.