Cuộc đua marathon của những con người đặt khách hàng là trung tâm
Trong hơn 3 thập kỷ phát triển, Huawei đã tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), đồng thời cung cấp kết nối mạng đến hơn 3 tỷ người tại 170 quốc gia trên toàn thế giới. Độ phủ sóng của Huawei còn ở cả các khu vực hiểm trở và khắc nghiệt nhất như sa mạc Sahara, rừng mưa Nam Mỹ, Bắc Cực, đỉnh Everest hay các khu vực chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa. Vượt qua mọi khó khăn với tinh thần phục vụ vì lợi ích của khách hàng, đội ngũ Huawei đã góp phần làm nên một thế giới được kết nối thông suốt.
Tại đỉnh Everest cao 6500m khắc nghiệt, "chiến binh" Huawei đã hành quân dài ngày trong cái lạnh và độ cao choáng ngợp để lắp đặt thành công trạm gốc. Khi bệnh sốt rét hoành hành tại châu Phi, nhân viên Huawei đã luôn túc trực để hoàn thành nhiệm vụ kết nối viễn thông. Còn tại các thảm hoạ, thiên tai như động đất ở Nhật Bản hay sóng thần tại Indonesia, người ta thấy sự cống hiến quên mình của đội ngũ Huawei khi cố gắng khắc phục sự cố, sữa chữa các trạm gốc để mang đến kết nối ổn định. Cũng chính vì sự tận tâm tận lực với khách hàng, Huawei đã nhận được nhiều "cảm tình" tại thị trường nước ngoài, từ đó kéo theo những kết quả kinh doanh ấn tượng. Chính phủ Nhật Bản từng đánh giá "Huawei là một công ty Nhật Bản" khi chứng kiến hành động quả cảm của các nhân viên Huawei có mặt ngay sau động đất để hỗ trợ cho cuộc sống của người dân.
Để đạt được những thành quả ấn tượng như hôm nay, ngay từ những ngày đầu, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi đã xác định đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) là "sức mạnh cốt lõi trong chuỗi giá trị của Huawei". Như một cuộc thi marathon đòi hỏi độ bền và ý chí quyết tâm cao độ, Huawei tiến vào địa hạt R&D với tầm nhìn dài hạn và luôn hướng về mục tiêu phía trước.
Huawei luôn đặt kế hoạch đầu tư hơn 10% doanh thu, khoảng 15-20 tỷ USD vào mảng R&D hàng năm và đã trở thành top 5 công ty trên thế giới chi mạnh cho R&D, theo bảng xếp hạng của EU. Huawei đã xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại nhiều quốc gia, đặc biệt Huawei có 23 trung tâm R&D trên khắp châu Âu. Bên cạnh đó, Huawei cũng hợp tác với hơn 300 trường đại học và 900 viện nghiên cứu để thực hiện các dự án R&D. Dự kiến mức đầu tư cho nghiên cứu của Huawei sẽ lên đến 100 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.
Riêng trong năm 2021, tổng chi phí R&D của Huawei đã lên tới 142,7 tỷ CNY (gần 22,5 tỷ USD), bằng 22,4% tổng doanh thu của công ty. Cả hai con số này đều cao kỷ lục trong lịch sử của Huawei. Trong thập kỷ qua, tổng đầu tư R&D của Huawei đã vượt qua 132,66 tỷ USD. Với 107.000 nhân viên của Huawei tham gia vào lĩnh vực R&D, chiếm 54,8% tổng lực lượng lao động của Huawei. Cuộc trường chinh của Huawei sẽ kéo dài mãi vì những tiến bộ cho ngành ICT thế giới, không chỉ là marathon mà là ultramarathon.
Sự chuyển mình bằng những "nước cờ" đặc biệt
Huawei đã đối mặt với muôn vàn khó khăn bởi những tác động từ bên ngoài trong gần 3 năm qua. Để vượt qua những khó khăn này, gã khổng lồ Trung Quốc đã có những bước chuyển mình, đặc biệt bởi các chiến lược đầy nhạy bén và đã gặt hái được những kết quả ấn tượng. Cụ thể, năm 2021, doanh số theo báo cáo của công ty kiểm toán đạt 99,88 tỷ USD, trong đó tổng lợi nhuận đạt kỷ lục 17,85 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng đạt 75,9% - dòng tăng tới 69,4%.
Để đạt được những thành tích đáng kể này, năm 2021 Huawei đã tăng cường đầu tư vào nghiên cứu cơ bản về các lý thuyết cơ bản về truyền thông, điện toán, AI và nhiều lĩnh vực khác.
Chủ tịch luân phiên Guo Ping cho hay: "Huawei đặt nghiên cứu và đổi mới công nghệ lên hàng đầu với chiến lược chủ yếu sẽ đi vào ba lĩnh vực: tối ưu hóa kiến trúc hệ thống, cải thiện hiệu suất phần mềm và khám phá lý thuyết. Chúng tôi đang đầu tư vào cả ngày hôm nay và tương lai".
Ông Guo Ping đã chia sẻ về sự chuyển mình: "Chúng tôi tiếp tục tạo ra những tiến bộ trong lý thuyết cơ bản về truyền thông không dây, đẩy các thuật toán của chúng tôi đến gần giới hạn Shannon. Những đổi mới sáng tạo của chúng tôi trong lý thuyết đã cho phép chúng tôi rút ra giới hạn Shannon cho một ma trận mã hóa thay đổi nhanh, giúp chúng tôi đơn giản hóa đáng kể việc thiết kế các bộ thu phát.
CEO luân phiên của Huawei cũng chia sẻ: "Trong tình huống khó khăn về nguồn cung và tiếp cận công nghệ thì chúng tôi sẽ tiếp tục tăng đầu tư vào R&D để cho ra những sản phẩm tin cậy và có hiệu quả cao hơn để phục vụ khách hàng tốt hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào xây dựng một chuỗi cung ứng ổn định hơn để đảm bảo tính liên tục và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm của chúng tôi".
Đối mặt với việc doanh thu của Huawei đã giảm đáng kể do ảnh hưởng của nguồn cung ứng chip trên hoạt động kinh doanh smartphone thì Huawei đã tìm kiếm những giải pháp để đảm bảo phát triển bền vững ở hoạt động kinh doanh smartphone và các sản phẩm thiết bị đeo (smart wearables) với mức tăng trưởng hơn 30% trong năm 2021.
"Năm 2021, Huawei Cloud đã thành công trở thành nhà cung cấp trong thuộc top 5 trên toàn cầu nhưng để thuộc top 2 thì đòi hỏi sự đầu tư, phát triển các hoạt động điện toán đám mây (ĐTĐM) và thu hẹp khoảng cách với đối thủ cạnh tranh", ông Guo Ping thẳng thắn nói. "Nhưng thông qua các dịch vụ ĐTĐM của Huawei, chúng tôi đã mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Tại Châu Á Thái Bình Dương và Bắc Mỹ, ĐTĐM của Huawei có tốc trưởng tăng trưởng nhanh nhất. Với chiến lược của Huawei tất cả mọi thứ đều là dịch vụ (everything-as-a-services), chúng tôi sẽ triển khai thêm hạ tầng Data center và hạ tầng mạng ở khắp nơi trên thế giới để cung cấp các trải nghiệm liền mạch cho người dung ở bất cứ đâu trên thế giới".
Huawei cũng cho hay, trong năm 2021 công ty này đã thành lập và cải tiến đội ngũ chuyên trách để thúc đẩy tốc độ ra quyết định tăng giá trị. Đội ngũ này sẽ gặp gỡ khách hàng và doanh nghiệp để tìm hiểu về nhu cầu để đưa ra được giải pháp phù hợp cho họ với hi vọng sẽ giúp cho khách hàng có thể có được giải pháp đơn giản hơn và đồng thời, giảm được độ phức tạp cho hoạt động của Huawei.
Nhìn nhận được khách hàng doanh nghiệp chỉ quan tâm tới giá trị giải pháp mang lại dành cho họ thay vì quan tâm tới công nghệ, Huawei đã thay đổi các đội ngũ chuyên ngành để cấu thành các giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp, trong việc giải quyết khó khăn về vấn đề kinh doanh của họ. Huawei mong muốn đó là dùng danh mục sản phẩm và giải pháp đa dạng, phong phú của chúng tôi để mang lại giá trị cho khách hàng và khi họ sử dụng giải pháp của chúng tôi sẽ đảm bảo được sự thành công cho họ.
Chia sẻ về chiến lược mới, ông Guo Ping cho hay: "Huawei cũng sẽ có một số tổ chức hoặc nhóm sản phẩm mới, gắn kết nhu cầu của khách hàng chúng tôi trong lĩnh vực chuyển đổi số, và phát thải carbon thấp để chúng tôi đưa ra các giải pháp mới phục vụ họ và tạo ra thêm nhiều giá trị cho khách hàng. Đồng thời cũng tạo ra doanh thu và lợi nhuận lớn hơn cho Huawei".
Trả lời phỏng vấn của giới truyền thông về chiến lược của Huawei trong thời gian tới, ông Gou Ping cho hay: "Chúng tôi sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực: đầu tư đội ngũ tài năng, nghiên cứu cơ bản, sáng tạo kiến trúc hệ thống để tồn tại và phát triển doanh nghiệp vì đó là nền tảng của Huawei. Cho dù là bối cảnh là gì đi nữa thì chúng tôi vẫn tiếp tục thu hút các tài năng, đặc biệt là nhân viên có năng lực hàng đầu. Bởi vì, chúng Huawei hiểu rằng để tồn tại và phát triển doanh nghiệp lâu dài thì chúng tôi cần dựa nhân viên tài năng để phát triển và đột phá. Đó chính là lí do tại sao chúng tôi tiếp tục tuyển dụng các nhân viên tài năng trong thời gian tới".
"Trong 2 năm vừa rồi thì chúng tôi đã tuyển dụng 26.000 sinh viên tốt nghiệp đại học trong số đó chúng tôi tuyển dụng khoảng 300 sinh viên tài năng nhất. Trong 2022, chúng tôi tiếp tục tuyển dụng thêm 10.000 sinh viên tốt nghiệp đại học nữa. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, chúng tôi tập trung tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp đại học ưu tú, hàng đầu. Từ đó, chúng tôi có thể tiếp tục phát triển công ty của chúng tôi", CEO luân phiên của Huawei nhấn mạnh.
Đặc biệt, trong năm 2021, nhà toán học nổi tiếng thế giới sinh năm 1966 Laurent Lafforgue đã gia nhập Huawei. Ông đã giành huy chương bạc đầu tiên tại Olympic Toán học quốc tế (IMO) khi mới 18 tuổi. Ở tuổi 35, ông đã nhận được Huy chương Fields, giải thưởng toán học tương đương với giải Nobel, cho những đóng góp xuất sắc của ông cho lý thuyết số và hình học đại số. Năm 2021, Lafforgue gia nhập Trung tâm Nghiên cứu Paris của Huawei. Lý thuyết topos mà ông nghiên cứu là một đề xuất toán học rất trừu tượng có thể chỉ đường cho thế giới truyền thông, điện toán và AI mới. Công ty cũng thành lập Trung tâm nghiên cứu toán học và máy tính Lagrange tại Paris, Pháp vào năm 2020. Trung tâm này nhằm mục đích thu hút các học giả hàng đầu tham gia vào các chương trình nghiên cứu của Huawei và nuôi dưỡng các nhà nghiên cứu trẻ.