Ngay cả khi Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế, ngành du lịch vẫn đang chầy chật lấy lại tốc độ sau gần hai năm nghỉ dài và khó có sức cạnh tranh với các quốc gia lân cận.
Các công ty đối mặt với thiếu hụt lao động trầm trọng sau khi lệnh giãn cách gây ra sa thải diện rộng khắp ngành. Diễn biến phức tạp, bất ngờ của đại dịch cũng níu chân ngành công nghiệp từng tạo ra 1/10 GDP của cả nước.
Thao Tu Hien, một giám đốc doanh nghiệp du lịch chia sẻ rằng “nhân viên của mình từ đó đến giờ đã chuyển hết sang nghề khác”.
Việt Nam đã đóng cửa đón du khách quốc tế từ tháng 3/2020 và thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn lây lan COVID-19 trong tham vọng theo đuổi mục tiêu “zero COVID”. TP.Hồ Chí Minh cũng ra lệnh phong toả vào quý 3 năm ngoái trước tình cảnh dịch bệnh leo thang, tỷ lệ tử vong cao. Các chuyến bay trong nước cũng bị hạn chế.
Tác động xấu này lan khắp toàn ngành du lịch. Từng tạo việc làm cho hơn 2,5 triệu lao động trước đại dịch, theo Tổng cục du lịch, cho đến nay 80 - 90% các công ty trong lĩnh vực này đã phải dừng hoạt động hoặc giảm quy mô trong suốt hai năm qua, sa thải nhiều nhân công.
Theo Kiều Vân Dung, CEO của công ty du lịch Asian Indochina, công ty đang thiếu nhân lực trầm trọng, chỉ còn 15 người cả công ty so với 30 người trước đó. Việc gọi nhân viên cũ đi làm lại cũng không hề dễ dàng.
Một số nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Indonesia và Philippines đã nhanh chóng mở cửa đón du khách nước ngoài. Tuy đã đạt kỷ lục đón được 18 triệu khách vào 2019, Việt Nam vẫn có ít địa điểm du lịch nổi tiếng hơn một số quốc gia trong khu vực.
Tình hình lây nhiễm cao, trung bình 150 nghìn ca COVID-19 một ngày với sự xuất hiện của chủng omicron đã khiến việc mở cửa càng gặp nhiều trở ngại. Trong tình hình đó, kể cả những người muốn làm việc trong ngành du lịch “cũng không thể nhảy việc dễ dàng thế”, một người trong ngành cho hay