Tài chính

Hơn 4 năm thi công, dự án 9.000 tỷ mở rộng nhà máy thủy điện lớn bậc nhất Đông Nam Á tại Việt Nam dần thành hình, có hạng mục vừa vượt tiến độ

Tóm tắt:
  • Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng bám sát tiến độ với mục tiêu hoàn thành vào năm 2025.
  • Công tác thi công cấp bê tông và lắp đặt thiết bị đạt nhiều tiến độ khả quan, như hầm dẫn nước số 2 đạt 97,6%.
  • Chủ tịch EVN ghi nhận nỗ lực của các nhà thầu và yêu cầu tăng cường phối hợp và quản lý thắt chặt.
  • Dự án mở rộng có tổng mức đầu tư hơn 9.220 tỷ đồng, tăng công suất nhà máy lên 2.400MW.
  • Các tổ máy 1 và 2 dự kiến sẽ phát điện vào quý III và quý IV năm 2025.

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đang dần hình thành

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngày 5/5, đoàn công tác EVN đã có buổi kiểm tra và làm việc tại công trường Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Tại đây, ông Đặng Hoàng An - Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN ghi nhận nỗ lực của các đơn vị đang bám sát tiến độ, đưa các tổ máy vào phát điện trong năm nay.

Ông Bùi Phương Nam - Giám đốc Ban Quản lý dự án (QLDA) Điện 1 cho biết, các hạng mục thuộc dự án vẫn đang bám sát mục tiêu, tiến độ trong năm 2025. Cụ thể, với công tác thi công bê tông, hạng mục cửa lấy nước đến nay đạt 88% tiến độ, hầm dẫn nước số 1 đạt 88,32%, hầm dẫn nước số 2 đạt 97,6%. Về công tác lắp đặt thiết bị, đơn vị đã hoàn thành thử khô cửa van hạ lưu số 1 và số 2, các cửa số 3, số 4 dự kiến hoàn thành vào ngày 10/5.

Công trường cũng đã hoàn thành lắp đặt vành đáy tổ máy số 1 và hiện đang tiến hành tổ hợp rotor, căn chỉnh thang mang cá để chuẩn bị cho công tác xếp tôn rotor. Hai cầu trục gian máy đã được kiểm định xong vào ngày 20/4 và sẵn sàng bàn giao cho Lilama 10. Ngoài ra, các nhà thầu cũng tiếp tục triển khai lắp đặt các hệ thống thiết bị phụ.

Lãnh đạo Ban QLDA Điện 1 cũng thông tin, các lực lượng trên công trường đang thi công tháo dỡ đê quây thượng lưu và đào hố móng giai đoạn 3 theo đúng kịch bản hạ mực nước hồ. Thời gian qua, mực nước hồ chứa được điều tiết cơ bản đáp ứng tiến độ, nhà thầu huy động xe, máy theo đúng biện pháp đã duyệt, khối lượng thi công đáp ứng kế hoạch đề ra.

Hơn 4 năm thi công, dự án 9.000 tỷ mở rộng nhà máy thủy điện lớn bậc nhất Đông Nam Á tại Việt Nam dần thành hình, có hạng mục vừa vượt tiến độ - Ảnh 1.

Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN Đặng Hoàng An chủ trì cuộc họp kiểm tra tiến độ thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (Ảnh: EVN)

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương biểu dương liên danh các nhà thầu đã vượt tiến độ 1 tháng với hạng mục thi công hai hầm chứa nước. Bên cạnh đó, nhà thầu Lilama10 rất chủ động trong tổ chức điều hành, làm khung bao che để thi công song song tổ hợp stato bên dưới và rotor bên trên, chủ động lợp mái che, đường ray, lắp đặt các thiết bị phụ....

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN Đặng Hoàng An ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của tất cả các đơn vị trên công trường. Theo lãnh đạo EVN, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đang dần hình thành.

Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN yêu cầu Ban QLDA Điện 1 tiếp tục tăng cường quản lý chặt chẽ các công việc, yêu cầu các đơn vị tư vấn, nhà thầu phối hợp hiệu quả hơn trong quá trình thi công. Ngoài ra, ông yêu cầu EVN đảm bảo thanh, quyết toán nhanh chóng, tạo điều kiện để nhà thầu triển khai thi công thuận lợi, tạo khí thế thi đua trên toàn công trường để đưa dự án về đích đúng tiến độ.

Nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á thế kỷ XX

Nhà máy thủy điện Hòa Bình được khởi công xây dựng vào năm 1979 và khánh thành vào năm 1994 tại tỉnh Hòa Bình. Với công suất 1.920MW với 8 tổ máy, 12 cửa xả đáy, đây là công trình thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á trong thế kỷ XX.

Bên cạnh nhiệm vụ cung cấp điện chủ lực cho hệ thống điện quốc gia, công trình có nhiệm vụ chống lũ cho Hà Nội và vùng hạ du, đảm bảo lưu lượng nước tưới phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt cho đồng bằng Bắc Bộ.

Hơn 4 năm thi công, dự án 9.000 tỷ mở rộng nhà máy thủy điện lớn bậc nhất Đông Nam Á tại Việt Nam dần thành hình, có hạng mục vừa vượt tiến độ - Ảnh 2.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình (Ảnh: Ngọc Đẹp)

Sau hơn 10 năm nghiên cứu, dự án mở rộng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được khởi công xây dựng vào tháng 1/2021. Đây là công trình xây dựng cấp đặc biệt, có tổng mức đầu tư hơn 9.220 tỷ đồng.

Đây là dự án nguồn điện quan trọng trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, góp phần đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội.

Dự án được xây dựng tại bờ phải tuyến đập Thủy điện Hòa Bình hiện hữu, chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và được quản lý, điều hành bởi Ban Quản lý dự án Điện 1.

Dự án có quy mô 2 tổ máy, với tổng công suất thiết kế 480MW. Khi hoàn thành, tổng công suất cụm nhà máy thủy điện Hòa Bình sẽ lên 2.400MW, tương đương với công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á hiện nay - nhà máy thủy điện Sơn La. Hiện, các đơn vị xây dựng đang phấn đấu mục tiêu phát điện tổ máy 1 vào quý III, tổ máy 2 vào quý IV/2025.


Các tin khác

Elon Musk tiếp tục nhận tin buồn

Bất chấp việc người dân châu Âu đang chuyển sang dùng xe điện nhiều hơn, Tesla lại đang trải qua giai đoạn doanh số sụt giảm nghiêm trọng trên toàn khu vực. Những yếu tố như cạnh tranh khốc liệt, hình ảnh cá nhân của Elon Musk và căng thẳng thương mại đang khiến hãng xe Mỹ gặp nhiều khó khăn.

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

Động thái gây chú ý của doanh nghiệp vàng

Sáng nay (7/5), giá vàng trong nước tăng mạnh theo giá thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tăng cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn mỗi nơi một kiểu, chênh nhau từ 2-6 triệu đồng/lượng.

Dự án đường Hồ Chí Minh qua 4 tỉnh phía Nam vừa "lỡ hẹn" về đích

Công trình đường Hồ Chí Minh nối các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An có chiều dài gần 73km, vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng. Dự kiến đường cho thông xe kỹ thuật vào dịp lễ 30/4 nhưng đã lỡ hẹn do địa phương vẫn chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Đại lễ Vesak 2025: Vì một thế giới hòa bình

Ngày 6.5, đại lễ Vesak lần thứ 20 năm 2025 khai mạc trọng thể ở Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM. Năm nay là lần thứ tư VN vinh dự đăng cai, cũng là lần đầu tiên đại lễ được tổ chức tại TP.HCM.