KH - Công Nghệ

Hơn 25.000 cán bộ, giảng viên, sinh viên PTIT thi online tìm hiểu Nghị quyết 57

Tóm tắt:

Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị là nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, với nhiều quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn có tính cách mạng.

Nghị quyết 57 đã xác định, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là 3 trụ cột chính để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong đó, khoa học công nghệ là nền tảng, tạo ra tri thức và công cụ.

Đổi mới sáng tạo là động lực, chuyển hoá các tri thức mới, công cụ mới thành ý tưởng, giải pháp. Chuyển đổi số là hiện thực hóa ý tưởng, giải pháp thành sản phẩm, dịch vụ và phổ cập vào cuộc sống để tạo ra giá trị thực tế.

Theo đại diện PTIT, tuy mới ra đời, song Nghị quyết 57 đã đã có sức lan tỏa rất lớn, đặc biệt là trong các đơn vị thuộc lĩnh vực đào tạo, khoa học công nghệ.

Là cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ KH&CN, bộ giữ vai trò nòng cốt trong hiện thực hóa Nghị quyết 57, PTIT xác định sẽ tham gia tích cực vào việc triển khai các nhiệm vụ của nghị quyết, nhất là các nhiệm vụ về tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, làm chủ công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành, đất nước.

Clip giới thiệu về cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết 57 dành cho toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên PTIT. Nguồn: PTIT

Với mong muốn quảng bá, giới thiệu những nội dung cốt lõi của Nghị quyết 57 đến toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên của Học viện, giúp mọi người thấu hiểu và đồng lòng thực hiện các chỉ tiêu chiến lược Nghị quyết 57 đã đề ra cho các nhà giáo, nhà khoa học, PTIT vừa phát động cuộc thi “Tìm hiểu Nghị quyết 57”. Đây cũng là hoạt động của PTIT nhằm hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số” vừa được Thủ tướng phát động.

Có chủ đề “Tuổi trẻ PTIT với Nghị quyết 57-  Khát vọng vì tương lai Việt Nam hùng cường”, “Tìm hiểu Nghị quyết 57” là cuộc thi có quy mô lớn, lần đầu được Học viện tổ chức trực tuyến ngay trên ứng dụng S-Link dành cho cán bộ, giảng viên và sinh viên PTIT.

Diễn ra từ ngày 26/3 - 20/4, cuộc thi “Tìm hiểu Nghị quyết 57” được kỳ vọng sẽ thu hút đông đảo cán bộ, giảng viên, viên chức, người lao động và sinh viên Học viện tham gia; từ đó tạo sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong giảng viên, sinh viên trong toàn Học viện. 

W-sinh vien PTIT 1.jpg
Điểm đặc biệt của cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết 57 là các cán bộ, giảng viên, viên chức, người lao động cùng sinh viên PTIT sẽ tham dự theo hình thức trực tuyến trên hệ thống S-Link. Ảnh: N.Y.

Điểm đặc biệt của cuộc thi là cán bộ, giảng viên, viên chức, người lao động cùng sinh viên PTIT sẽ tham dự theo hình thức trực tuyến trên hệ thống S-Link, nền tảng đại học số được nhà trường triển khai từ năm 2020 và hiện đã trở thành nền tảng quen thuộc với các cán bộ, giảng viên, sinh viên PTIT.

Theo hướng dẫn, để tham gia thi, các cán bộ, giảng viên và sinh viên PTIT cần truy cập vào S-Link bằng tài khoản cá nhân đã được cấp, tiếp đó chọn mục "Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết 57".

Tại đây, người dự thi sẽ xem clip ngắn giới thiệu tổng quan cùng những nội dung chính của Nghị quyết 57, những ảnh hưởng tích cực của nghị quyết nhằm thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển 2 con số. Sau đó, người dự thi sẽ trả lời không quá 10 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung đã được đề cập tại clip ngắn về Nghị quyết 57.

Lễ công bố kết quả và trao giải cuộc thi dự kiến sẽ diễn ra vào Ngày Đổi mới sáng tạo thế giới 21/4/2025.

Các tin khác

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

An toàn điện trong trường hợp động đất - Cẩm nang bảo vệ gia đình và tài sản

Động đất là một trong những thảm họa thiên nhiên có thể gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản. Không chỉ ảnh hưởng đến công trình xây dựng, mà còn tiềm ẩn nguy cơ về cháy nổ, rò rỉ điện do hệ thống dây điện bị hư hỏng. Do đó, hiểu biết và áp dụng các biện pháp an toàn điện trong và sau động đất là vô cùng cần thiết để bảo vệ tính mạng, gia đình và tài sản.