Doanh nghiệp

Hơn 150.000 doanh nghiệp dùng hóa đơn điện tử MISA

Trải qua quá trình thẩm định khắt khe của Cơ quan Thuế, phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice thuộc Công ty Cổ phần MISA đã được Tổng cục Thuế lựa chọn là một trong 9 đơn vị đầu tiên ký hợp đồng triển khai cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn với cơ quan thuế giai đoạn 1 (từ ngày 30/10/2021 đến ngày 4/11/2021).

Hiện tại phần mềm này đang được hơn 150.000 doanh nghiệp tin dùng. Đây là giải pháp hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ theo các quy định của cơ quan thuế. Với lợi thế nhà phát hành là Công ty Cổ phần MISA - đơn vị đã ứng dụng thành công blockchain vào phần mềm hóa đơn điện tử, MISA meInvoice giúp gia tăng sự an toàn, minh bạch và chính xác của hóa đơn.

Giải pháp hóa đơn điện tử của MISA. Ảnh: MISA

Giải pháp hóa đơn điện tử của MISA. Ảnh: MISA

Với gần 30 năm triển khai các giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh, MISA đã phát triển hệ sinh thái với đầy đủ các nền tảng, phần mềm thuộc lĩnh vực kế toán, tài chính và quản trị. Phần mềm MISA meInvoice cũng nằm trong hệ sinh thái này, giúp dễ dàng kết nối, tích hợp và kế thừa dữ liệu từ các phần mềm khác của MISA.

Giải pháp hóa đơn điện tử MISA melnvoice sẽ giúp các doanh nghiệp khắc phục được những hạn chế, rủi ro của hóa đơn giấy. Hóa đơn giấy tồn tại nhiều rủi ro như xảy ra tình trạng làm giả hóa đơn, khó khăn trong quá trình quản lý và lưu trữ, dễ thất lạc hoặc hư hại do các yếu tố tác động bên ngoài.

Mặt khác, việc sử dụng hóa đơn giấy cũng gây tốn kém cho doanh nghiệp. Để sử dụng hóa đơn giấy truyền thống, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư nhiều khoản chi phí như: in ấn, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn... Theo số liệu khảo sát của Tổng cục Thuế, chi phí cao nhất mà doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in là khoảng 2.500 đồng mỗi tờ. Chi phí cao nhất đặt in hóa đơn là 2.000 đồng mỗi tờ.

Giải pháp của MISA đáp ứng các yêu cầu về pháp lý. Ảnh: MISA

Giải pháp của MISA đáp ứng các yêu cầu về pháp lý. Ảnh: MISA

Mặc dù việc sử dụng hóa đơn điện tử là một giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, tuy nhiên để chuyển đổi theo kịp thời hạn và đúng quy định, doanh nghiệp sẽ gặp phải một số trở ngại đáng kể.

Theo đại diện của MISA, để chuyển đổi hóa đơn điện tử, trước hết, doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức của khách hàng. Hóa đơn trong nhận thức của đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn là chứng từ giấy. Do vậy, khi mới áp dụng hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp sẽ gặp khó trong việc giải thích cho khách hàng, đối tác hiểu về loại hình và tính pháp lý.

Mặt khác, để triển khai áp dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp phải hoàn toàn chủ động các công việc khởi tạo và phát hành hóa đơn; đơn giản hóa việc phát hành, quản lý; đơn giản hóa thủ tục kê khai thuế và tình hình sử dụng hóa đơn; hóa đơn mang theo nhiều thông tin, hình ảnh đặc trưng của doanh nghiệp.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Propcom đón đầu chu kỳ phục hồi của bất động sản sau dịch

Nền tảng bất động sản – công nghệ - tài chính Propcom ghi dấu ấn trên thị trường nhờ khả năng kết nối không giới hạn giữa chủ đầu tư – chuyên viên tư vấn và các chuyên gia, gia tăng doanh số cho thành viên tham gia bằng phương thức kết nối trực tuyến.

Cơn ác mộng đến với ông chủ WikiLeaks

Một toà án ở thủ đô London - Anh đã ban hành lệnh dẫn độ người sáng lập trang web WikiLeaks, ông Julian Assange, tới Mỹ để đối mặt cáo buộc gián điệp.

Người lao động ở Bình Dương không tiêm vắc xin sẽ không được vào nhà máy làm việc

Thống kê cho thấy, tỉ lệ tiêm vắc xin mũi 2 và mũi 3 trong công nhân lao động ở Bình Dương ở mức thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó yếu tố đóng vai trò quan trọng là chủ doanh nghiệp. Để thực hiện có hiệu quả chiến dịch tiêm chủng, đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bình Dương sẽ có những chế tài, trong đó nếu doanh nghiệp không có trách nhiệm sẽ phải tự bỏ tiền mua vắc xin.

Bất động sản TP. HCM: Cung - cầu không cân bằng

Giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản TP. HCM cho biết thêm, hiện nay, nguồn đất sạch, pháp lý rõ ràng tại thành phố được đưa ra bán đấu giá rất ít. Từ năm 2013 đến nay, ngoài khu đất 23 Lê Duẩn thì chỉ có 4 lô đất tại Thủ Thiêm được đưa ra bán đấu giá.