Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng tăng lên 3,1%/năm, kỳ hạn 3 tháng tăng lên 3,8%/năm, và kỳ hạn 4-5 tháng tăng lên 4%/năm.
Lãi suất kỳ hạn 6 tháng được điều chỉnh tăng lên 4,6%/năm, kỳ hạn 7-8 tháng hiện là 4,8%/năm.
Lãi suất kỳ hạn 9 tháng được tăng từ 4,7%/năm lên 5,1%/năm, kỳ hạn 10-11 tháng cũng tăng thêm 0,3% lên 5,1%/năm.
Kỳ hạn 12-13 tháng tăng thêm 0,3% lên 5,4%/năm, trong khi kỳ hạn 14-17 tháng tăng thêm 0,2% lên 5,5%/năm.
Lãi suất huy động các kỳ hạn 18-36 tháng cũng tăng thêm 0,2% lên 5,7%/năm. Đây cũng là mức lãi suất huy động cao nhất đang được Nam A Bank áp dụng.
Nam A Bank là ngân hàng tiếp theo tăng lãi suất huy động trong đầu tháng 6 cùng với LPBank, TPBank, Bao VietBank và GPBank.
Trước đó, đã có khoảng 20 ngân hàng tăng lãi suất trong tháng 5, với một số nhà băng điều chỉnh tăng 2 – 3 lần
Xu hướng tăng lãi suất huy động đã xuất hiện từ cuối tháng 3 và diễn ra trên diện rộng vào tháng 4 và tháng 5. Tuy nhiên, xu hướng tăng vẫn chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân, trong khi nhóm 4 ngân hàng do nhà nước chi phối là Vietcombank, BIDV, VietinBank và Agribank là vẫn áp dụng biểu lãi suất huy động ở mức thấp lịch sử.
Theo giới phân tích, tiền gửi của người dân và doanh nghiệp tăng trưởng thấp trong những tháng đầu năm đi cùng tăng trưởng tín dụng hồi phục khiến nhiều nhà băng phải tăng lãi suất huy động nhằm đảm bảo cân đối nguồn vốn.
Lãi suất huy động được dự báo sẽ chịu áp lực tăng trong nửa cuối năm, song mức tăng sẽ không lớn khi nhu cầu tín dụng trong giai đoạn này không quá đột biến. Bên cạnh đó, việc khối ngân hàng quốc doanh – nhóm chiếm gần một nửa tổng tiền gửi toàn hệ thống – vẫn đang duy trì ở mức thấp kỷ lục cho thấy lãi suất huy động sẽ khó có thể tăng mạnh trong thời gian tới.