Quản trị

Học càng cao càng thất nghiệp vì DeepSeek, ChatGPT: Tầng lớp vô dụng trình độ cao, lỗi thời trước AI, rảnh rỗi càng lâu càng khó xin việc, không dám ghi trình độ thật vào hồ sơ

Tờ Business Insider (BI) cho hay công cụ trí thông minh nhân tạo (AI) và các chatbot đã cung cấp sự hỗ trợ cho những người ít kỹ năng lẫn kinh nghiệm nhiều hơn là cho những lao động lành nghề có bằng cấp cao.

Thậm chí nhiều nghiên cứu cho thấy về lâu dài, AI có thể thay thế các chuyên gia làm việc văn phòng, trong khi các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ...không hề có sự chuẩn bị bất kỳ kỹ năng nào về AI.

Hậu quả là công nghệ càng thay đổi nhanh thì những ai có bằng cấp cao càng dễ trở nên lỗi thời. Thế rồi thất nghiệp càng lâu càng khó xin việc, tạo thành vòng luẩn quẩn, khiến nhiều người nản lòng và không dám ghi trình độ thật vào hồ sơ.

Nghiên cứu của nhà kinh tế học Aaron Terrazas, đồng thời là cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Glassdoor, cho thấy độ tuổi bình quân của những lao động thất nghiệp dài hạn hiện nay là 37, nghĩa là chẳng cần đợi đến tương lai thì con người hiện nay đã phải chứng kiến công nghệ lấy mất việc làm.

Học càng cao càng thất nghiệp vì DeepSeek, ChatGPT: Tầng lớp vô dụng trình độ cao, lỗi thời trước AI, rảnh rỗi càng lâu càng khó xin việc, không dám ghi trình độ thật vào hồ sơ- Ảnh 1.

Số tuần bình quân bị thất nghiệp tính theo bằng cấp (Chưa tốt nghiệp đại học, cử nhân, sau cử nhân)

Giấc mơ không tồn tại

Thạc sĩ Ron Sliter đã tưởng rằng sự nghiệp của mình sẽ ổn định, thăng tiến và thành công nhờ trình độ cao của bản thân.

Thế nhưng sau khi bị sa thải vào tháng 1/2023, người đàn ông này xin việc vào hàng nghìn vị trí nhưng chẳng được nhận.

Suốt 2 năm qua, thạc sĩ Sliter vẫn thất nghiệp khiến bản thân dần mất phương hướng với niềm tin có bằng cấp là có việc làm.

"Thật nản lòng. Họ bán cho bạn giấc mơ và bạn nhận ra nó không tồn tại", ông Sliter ngậm ngùi nói.

Trường hợp của Sliter chỉ là một trong số vô vàn người thất nghiệp có trình độ cao hiện nay. Tờ BI cho biết thị trường lao động đang có sự gia tăng đột biến về tỷ lệ người có trình độ nhưng vẫn thất nghiệp ở khắp các ngành nghề.

Số liệu của nhà kinh tế học Terrazas cho thấy thời gian bình quân lao động có trình độ cao bị thất nghiệp đã tăng 4 lần trong 2 năm qua, lên 18 tuần. Thậm chí thời gian tìm việc của các nhân viên có bằng cấp cao hiện nhiều gấp đôi so với những lao động không có bằng đại học.

Nói đơn giản hơn, học càng cao thì lao động càng tốn nhiều thời gian tìm việc làm.

Tờ BI nhận định đây là thời kỳ "suy thoái kinh tế của giới trí thức" và dù điều này từng diễn ra trong quá khứ nhưng lần này, sự can thiệp của công nghệ AI có thể làm thay đổi tất cả.

Thông thường, tấm bằng cấp cao sẽ là những tờ giấy đảm bảo cho người lao động trở lại thị trường việc làm khi nền kinh tế hồi phục.

Thế nhưng theo Terrazas, công thức này từng hoạt động trong 40 năm qua thì nay có thể không còn hiệu quả trước sự đe dọa của AI và công nghệ.

Quay ngược dòng lịch sử, trong khoảng năm 1980 đến năm 2009, các nhà kinh tế Daron Acemoglu và David Autor phát hiện ra rằng càng học cao thì tiền lương càng tăng mạnh hơn so với những lao động ít trình độ. Bởi vậy người dân Mỹ đã đổ xô đi học đại học, bất chấp phải vay nợ học phí.

Học càng cao càng thất nghiệp vì DeepSeek, ChatGPT: Tầng lớp vô dụng trình độ cao, lỗi thời trước AI, rảnh rỗi càng lâu càng khó xin việc, không dám ghi trình độ thật vào hồ sơ- Ảnh 2.

Kể từ năm 2000, số lượng người Mỹ có bằng thạc sĩ và tiến sĩ đã tăng gấp đôi, trong khi số lượng những người không có bằng tốt nghiệp trung học lại giảm.

Thế nhưng vài năm qua, nhu cầu về lao động có trình độ bất ngờ giảm mạnh bởi nhiều yếu tố.

Đầu tiên, xu thế làm việc từ xa hậu đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp nhận ra họ có thể tuyển dụng lao động nước ngoài có trình độ tương đương với giá rẻ hơn.

Vậy là đột nhiên các nhà khoa học máy tính, quản lý sản phẩm và nhà khoa học dữ liệu trong nước, từ lâu được coi là những viên kim cương quý hiếm xứng đáng với mức lương cao, thì nay lại trở nên quá đắt đỏ so với nguồn nhân lực nước ngoài.

Ngoài ra, các doanh nghiệp hiện chú trọng vào kỹ năng hoặc kinh nghiệm nhiều hơn bằng cấp để cắt giảm chi phí đào tạo cũng như tiền lương. Cùng một công việc nhưng chi phí cho lao động trình độ kém có kinh nghiệm làm việc chắc chắn sẽ rẻ hơn nhân viên trình độ cao chưa có kinh nghiệm, phải tốn thời gian đào tạo thêm.

Quan trọng hơn, sự bùng nổ của AI đã dần san bằng khoảng cách giữa người có trình độ cao với lao động kém hơn khi các công cụ và chatbot giúp đỡ rất nhiều cho nhân viên.

Vòng luẩn quẩn

Theo BI, những người có bằng cấp cao khó xin việc hơn và càng thất nghiệp lâu lại càng khó được nhận vào làm, tạo thành vòng luẩn quẩn.

Cô Tara là một ví dụ điển hình khi lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Cornell vào năm 2021 và tự tin rằng mọi công sức, chi phí sẽ được đền đáp. Cô được tuyển vào Amazon và sẵn sàng xây dựng sự nghiệp khi cho rằng rất nhiều công ty muốn tuyển dụng một người có bằng kinh doanh từ một trường hàng đầu.

Thế rồi khi Tara bị sa thải vào năm 2023, cô đã thất nghiệp trong 14 tháng với khoảng 650 hồ sơ xin việc không thành công.

"Cứ mỗi tháng trôi qua là mức độ căng thẳng của tôi lại tăng lên, tiêu chí của tôi lại hạ thấp xuống và tôi thực sự bối rối vì không nghĩ mọi chuyện khó khăn đến thế", cô Tara than thở khi hiện vẫn đang thất nghiệp.

Học càng cao càng thất nghiệp vì DeepSeek, ChatGPT: Tầng lớp vô dụng trình độ cao, lỗi thời trước AI, rảnh rỗi càng lâu càng khó xin việc, không dám ghi trình độ thật vào hồ sơ- Ảnh 3.

Rõ ràng, những người có bằng cấp cao nhưng thất nghiệp càng lâu thì kỹ năng và kinh nghiệm của họ càng trở nên lỗi thời trước công nghệ, khiến tìm việc trở nên khó khăn hơn như một vòng luẩn quẩn.

Khi họ ngày càng chán nản, một số người chọn những công việc lương thấp hơn, những người khác thì từ bỏ hoàn toàn trong khi rất nhiều trường hợp thậm chí "xấu hổ" không dám ghi trình độ thật vào hồ sơ.

Ví dụ như tiến sĩ Scott Catey cho biết bản thân ông thường từ bỏ học hàm học vị trong đơn xin việc nhằm tránh bị "đánh giá" khi ứng tuyển cho các vị trí thấp hơn.

Thậm chí tiến sĩ Michael Borsellino chuyên về về nghiên cứu đô thị cũng trả lời BI rằng ông bắt đầu ghi trong đơn xin việc là có chuyên môn "khoa học xã hội" để có thể phù hợp nhiều loại công việc hơn, nhiều cơ hội hơn.

Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế đã phân chia lao động thành các chuyên ngành và chuyên môn hóa giáo dục để tăng năng suất, nhưng chính điều này lại đang tạo ra một tầng lớp vô dụng trình độ cao, "lỗi thời" trước công nghệ.

Tất nhiên, phần lớn những người có trình độ hiện nay vẫn có thu nhập cao hơn lao động học ít, thế nhưng xu thế AI và sự phát triển công nghệ đang dần xóa nhòa khoảng cách nếu nền giáo dục không theo kịp sự thay đổi.

*Nguồn: BI

Các tin khác

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Giá vàng tăng không ngừng

Sáng nay (30/3),giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.

Giá vàng nhẫn tăng cao chưa từng có

10h30 sáng nay (28/3), Công ty CP Vàng bạc Bảo Tín Minh Hải niêm yết 98,7 - 100,8 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 1 triệu đồng/lượng mua vào và 900.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Đây cũng là kỷ lục mới của giá vàng nhẫn.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh

Sáng nay (28/3), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh và cao nhất lên tới 99,9 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC vẫn thấp hơn vàng nhẫn 1 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Những bí mật mang lại sự giàu có

Người giàu chơi theo một bộ quy tắc không được dạy ở trường, bởi họ biết cách tận dụng hệ thống tài chính, cách bảo vệ và gia tăng tài sản theo thời gian.

Miền Bắc sắp hửng nắng

Hôm nay (19/3), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm, rét hại, tuy nhiên từ trưa chiều, trời hửng nắng, nhiệt độ lên khoảng 21-23 độ. Từ 20/3, nền nhiệt tăng nhanh. Khu vực miền Trung hôm nay vẫn còn mưa rải rác. Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.