Những hình ảnh kinh hoàng dưới đây sẽ tiết lộ điện thoại của bạn bẩn cỡ nào. Thậm chí, nó chứa nhiều vi khuẩn gấp 10 lần so với bệ ngồi bồn cầu.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập vi khuẩn và nấm trên 3 chiếc điện thoại iPhone 6, Samsung Galaxy S8 và Google Pixel. Sau đó, họ nuôi cấy chúng để tính xem bao nhiêu sinh vật vô hình đang ẩn thân trên những chiếc điện thoại.
Và đây là kết quả:
Mức độ vi khuẩn và nấm trên mặt sau, khu vực phím điều hướng, phím khóa và màn hình Samsung Galaxy S8
Không ngạc nhiên khi màn hình của cả 3 chiếc điện thoại là nơi bẩn nhất. Bẩn hơn cả là Samsung Galaxy, với 100 CFU (đơn vị hình thành khuẩn lạc – dùng để đánh giá số lượng tế bào vi khuẩn hoặc nấm) trên mỗi cm2 màn hình
Theo sau đó là iPhone, 40 CFU/cm2 và màn hình Google Pixel sạch nhất cũng chứa 12 CFU/cm2 vi khuẩn và nấm.
Các khu vực khác của điện thoại cũng bẩn không kém, bao gồm mặt sau, phím khóa màn hình và nút home.
Mức độ vi khuẩn và nấm trên mặt sau, nút home, phím khóa và màn hình iPhone 6
Mức độ vi khuẩn và nấm trên mặt sau, khu vực phím điều hướng, phím khóa và màn hình iPhone 6
Trong so sánh, bàn phím và chuột ở văn phòng có khoảng 5 CFU/cm2 nấm và vi khuẩn. Con số ở bệ ngồi bồn cầu 24 CFU/cm2:
Ngay cả cọ trang điểm cũng có 0,4 CFU/cm2 vi khuẩn và nấm. Giật mình là bông tẩy trang cũng bẩn tương đương bệ ngồi bồn cầu, 24 CFU/cm2:
Tiến sĩ Shirin Lakhani, đến từ dịch vụ chăm sóc sức khỏe Elite Aesthetics, cảnh báo mức độ vi khuẩn cao trên điện thoại có thể dẫn đến các vấn đề về da. "Điện thoại thông minh của chúng ta là một nguồn lây nhiễm da và gây ra các vấn đề về da; cụ thể là mụn trứng cá", cô giải thích.
Khi bạn áp điện thoại lên má, nó có thể lây nhiễm vi khuẩn sang da mặt, cộng với dầu, sức nóng từ điện thoại và đôi khi cả phấn trang điểm ở phụ nữ làm tăng khả năng gây tắc nghẽn lỗ chân lông, gây viêm và mụn trứng cá.
"Để ngăn ngừa những vấn đề này, hãy sử dụng tai nghe khi gọi điện thoại trong một khoảng thời gian dài và thường xuyên lau điện thoại của bạn bằng cồn để loại bỏ càng nhiều vi khuẩn càng tốt trước khi sử dụng chúng", tiến sĩ Lakhani nói.
Gary Beeston tác giả nghiên cứu chia sẻ về ý tưởng khiến anh thực hiện thí nghiệm này. "Điện thoại là một vật bất ly thân, chúng ta mang điện thoại bên mình đi khắp mọi nơi. Vì vậy, không thể tránh khỏi việc chúng sẽ bị nhiễm một vài vi khuẩn trên đường đi".
"Trong thử nghiệm, chúng tôi đã thu thập vi khuẩn thường ẩn nấp trên điện thoại, chúng vô hình với chúng ta. Nhưng khi đặt trong điều kiện phát triển lý tưởng, mọi người sẽ nhìn thấy các vi khuẩn ẩn nấp".
Bây giờ, một lời khuyên hữu ích là bạn nên thường xuyên lau điện thoại của mình, với cồn sát khuẩn thì càng tốt. Nghiên cứu cho thấy 1/3 số người sử dụng điện thoại không bao giờ vệ sinh chúng.