Tài chính

Hết thời "đút chân gầm bàn", giới đầu tư muốn chuyển nơi làm việc đến... bờ biển

Florida - nơi Griffin đã chuyển trụ sở quỹ phòng hộ Citadel đến, đứng đầu danh sách yêu thích của các nhà đầu tư, khi được hỏi họ muốn chuyển đến đâu để làm việc từ xa. Theo khảo sát mới nhất của MLIV Pulse, khu vực miền nam đầy nắng, với mức thuế thấp, đặc biệt là Miami, cũng đang trở thành “đối thủ” của Singapore và New York với danh hiệu thị trường nhà ở hột nhất năm nay.

Cộng đồng ngành tài chính nhanh chóng tìm đến địa điểm có khí hậu thuận lợi này trong thời kỳ đại dịch. Citadel đã thành lập một văn phòng ở khác sạn cao cấp Four Seasons ở Palm Beach. Theo đó, nơi này đang được gọi là “Phố Wall phía Nam”. Goldman Sách, Apollo Global Management và Blackstone cũng đã chuyển đến đây, trong khi đó công ty bất động sản Related Cos. cũng đang có kế hoạch mở rộng ở Florida.

Hết thời đút chân gầm bàn, giới đầu tư muốn chuyển nơi làm việc đến... bờ biển - Ảnh 1.

Hầu hết những người tham gia khảo sát của Bloomberg MLIV Pulse dự đoán giá nhà ở Mỹ sẽ giảm hơn 6%.

Dù giá bất động sản ở khu ven sông Sunshine State đang đạt kỷ lục, thì triển vọng thị trường địa ốc của Mỹ lại khá u ám. Các nhà đầu tư dự đoán trong cuộc khảo sát ngày 6-10/2 rằng lãi suất thế chấp sẽ ở mức trên 5,5% trong năm nay, trong khi một số người cho rằng giá nhà sẽ giảm hơn 10% từ mức đỉnh để chạm đáy. Khi người Mỹ đã quen với việc giá nhà chủ yếu đi lên, thì xu hướng hiện tại sẽ ảnh hưởng nhiều đến niềm tin và sức chi tiêu, cũng như diễn biến của nền kinh tế.

Lãi suất thế chấp tại Mỹ đã tăng hơn gấp đôi vào năm ngoái, điều này càng đặt ra những thách thức về khả năng chi trả của người mua và khiến thị trường nhà đất rơi vào trạng thái đóng băng. Hoạt động xây dựng khu dân cư đã tác động tiêu cực đến GDP trong 7 quý vừa qua và phần lớn trong số 510 người được hỏi cho rằng sự ảnh hưởng này sẽ kéo dài ít nhất là đến cuối năm.

Giá nhà tại Mỹ đã không ghi nhận mức giảm đáng kể trong khoảng 2 thập kỷ trước cuộc khủng hoảng tài chính. Phải mất khoảng 10, Chỉ số giá nhà quốc gia Case-Shiller mới hồi phục. Giá nhà liên tục leo thang kể từ thời điểm đó và đạt đỉnh vào tháng 6, khi lãi suất thế chấp chạm mức 5,5%.

Chi phí đi vay cao đã khiến các chủ nhà hiện tại ngần ngại rao bán và không đủ khả năng thanh toán khoản thế chấp mà họ đã đi vay khi lãi suất thấp. Chi phí lao động và vật liệu gia tăng cũng khiến việc cải tạo một ngôi nhà trước khi rao bán trở nên đắt đỏ hơn.

Hết thời đút chân gầm bàn, giới đầu tư muốn chuyển nơi làm việc đến... bờ biển - Ảnh 2.

Nhà đầu tư phần lớn cho rằng lãi suất thế chấp ở Mỹ sẽ vượt 5,5%.

Tuy nhiên, khi Mỹ bước vào đợt mua bán trong mùa xuân - thời điểm thị trường sôi nổi, thì một số “chồi non” đang xuất hiện. Doanh số nhà chờ bán bất ngờ tăng trong tháng 12 và cổ phiếu các công ty xây dựng tăng khoảng 50% kể từ khi chạm đáy vào tháng 6 nhờ kết quả kinh doanh khả quan. Trong khi giá nhà ở các khu vực trên cả nước Mỹ là khác nhau, song cuộc chiến đấu thầu vẫn đang diễn ra ở các khu ngoại ô New York. Điều này cho thấy lượng hàng tồn kho thấp có thể khiến giá nhà ở trở nên đắt đỏ như thế nào, bất chấp chi phí đi vay tăng cao hơn.

Doug Duncan - nhà kinh tế trưởng của công ty thế chấp Fannie Mae, cho biết: “Chúng ta vẫn chưa giải quyết được vấn đề nguồn cung và còn có vấn đề về khả năng chi trả. Đó là câu chuyện của năm 2023.” Ông dự báo giá nhà sẽ giảm 6,7% trong 2 năm tới, vì việc thanh toán các khoản vay “bị kéo dài một cách không bền vững.”

Tại khu phố phía bắc Manhattan, vốn có các trường học danh tiếng, giá nhà chào bán tăng hơn 10%. Tuy nhiên, khi được khảo sát về thị trường bất động sản hot nhất thế giới, những người tham gia khảo sát thường nhắc đến Singapore nhiều hơn. Sự ổn định và cơ sở hạ tầng của quốc đảo sư tử đang tạo thêm sức hút khi vẫn là một trung tâm tài chính châu Á. Chính phủ Singapore cũng đưa ra các chính sách để thu hút nhóm người có thu nhập cao và người giàu có, khiến giá nhà tư nhân tăng 8,6% vào năm ngoái.

Tham khảo Bloomberg 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm