Kinh doanh

Hết bị "tố" bội tín, lại bị hỏi về vụ sữa giả: MC Quyền Linh lên tiếng

Tóm tắt:
  • MC Quyền Linh khẳng định không liên quan đến 573 loại sữa giả đang gây xôn xao dư luận.
  • Anh dừng hợp tác với chương trình "Mái ấm gia đình Việt" sau tranh cãi với Tập đoàn Hoa Sen.
  • Quyền Linh từng xin lỗi vì quảng cáo sản phẩm không rõ nguồn gốc và coi đó là bài học lớn.
  • Năm 2024, Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ gần 600 loại sữa bột giả.
  • Đường dây sữa giả này thu lợi gần 500 tỷ đồng trong 4 năm với nhiều sản phẩm không đạt chất lượng.

MC Quyền Linh: Tôi không liên quan gì đến 573 loại sữa giả

Tối 14/4, trên trang cá nhân MC Quyền Linh có bài đăng giải thích việc dừng hợp tác với nhà sản xuất chương trình Mái ấm gia đình Việt. Trước đó, Tập đoàn Hoa Sen cũng đã có văn bản cho rằng nam MC hợp tác với chương trình, đơn vị khác có format tương tự "Mái ấm gia đình Việt" có thể gây nhầm lẫn, gây tổn hại cho uy tín, thương hiệu của Tập đoàn. Hoa Sen đồng thời lên tiếng phủ nhận nam MC là đại sứ thương hiệu và cho biết đang xem xét khởi kiện, thậm chí nói rằng Quyền Linh đã "bội tín" cam kết với nhà sản xuất, nhà tài trợ chương trình này.

MC Quyền Linh vừa bị "tố" bội tín, lại bị hỏi về vụ sữa giả: Từng có bài học - Ảnh 1.

Bài đăng của MC Quyền Linh thu hút 30.000 lượt yêu thích và hàng nghìn lượt bình luận, tương tác. Ảnh chụp màn hình

Dưới bài đăng đó, nhiều khán giả cũng bình luận, thắc mắc việc Quyền Linh có quảng cáo các loại sữa giả đang gây xôn xao dư luận hay không. "Tôi đang nhắc đến những chương trình thiện nguyện, hoàn toàn không liên quan mua bán, hay quảng cáo bất kỳ sản phẩm, sữa giả nào cả. Cả nhà yên tâm, hãy chờ thông tin chính thức từ các cơ quan chức năng nhé. Tôi không liên quan gì đến 573 loại sữa giả, mọi người cứ yên tâm. Mong mọi người tỉnh táo, đừng để những thông tin sai sự thật dẫn dắt" - nam MC trả lời bình luận.

"Linh không liên quan gì đến 573 loại sửa giả, mọi người cứ yên tâm. Mong mọi người tỉnh táo, đừng để những thông tin sai sự thật dẫn dắt", một bình luận của Quyền Linh dưới bài viết.

Cùng lời giải thích này, Quyền Linh cũng đăng ảnh chụp màn hình một bài viết của anh từ tháng 2/2023. Bài viết giải thích này cũng được ghim ở đầu trang cá nhân của nam MC.

Nội dung bài đăng đó là: "Tôi chưa bao giờ ký hợp đồng quảng cáo cho bất kỳ loại thuốc xương khớp, ung thư, gan thận, trĩ, hạ đường huyết, hôi nách, yếu sinh lý, nhỏ mắt hay các loại thuốc của bà Sáu, bà Bảy nào đó và đặc biệt loại thuốc tiểu đường nguy hiểm. Họ có thể ghép hình ảnh, tiếng nói của tôi từ các chương trình sức khỏe của đài truyền hình. Hoặc tôi quảng cáo một sản phẩm có xác nhận uy tín đàng hoàng, họ sử dụng hình ảnh đó nhưng thay bằng loại thuốc của họ, lồng ghép thêm công dụng. Chúng tôi vẫn đang thu thập tất cả bằng chứng liên quan để đưa họ ra luật pháp. Tuy nhiên, hành trình đưa họ ra ánh sáng cũng phức tạp".

MC Quyền Linh vừa bị "tố" bội tín, lại bị hỏi về vụ sữa giả: Từng có bài học - Ảnh 2.

MC Quyền Linh.

Trong quá trình làm nghề, nhiều lần MC Quyền Linh đã rút ra bài học cho mình. Vào năm 2021, nam MC từng phải lên tiếng xin lỗi vì giới thiệu sản phẩm Scurma Fizzy trên trang cá nhân. Anh nói đó là bài học sâu sắc trong 20 năm làm nghề.

Năm 2023, Quyền Linh cũng vướng ồn ào với 1 loại sữa được quảng cáo là "trị tiểu đường". Trả lời trên Tuổi Trẻ, nghệ sĩ Quyền Linh trần tình, thời điểm nhận quảng cáo cho loại sữa này, anh thấy sản phẩm được phát rất nhiều trên các đài truyền hình và đặc biệt thấy từ "viện hàn lâm chuyển giao công nghệ" nên cũng tin tưởng. Điều này, khiến anh ngộ nhận và thấy cần phải tiết chế.

"Tôi tin vào chữ viện hàn lâm, chứ không phải bằng mọi cách quảng cáo bất chấp đâu" - Quyền Linh trần tình khi đó.

Đường dây sữa bột làm giả thu lợi bất chính gần 500 tỷ đồng

Bộ Công an vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong gần 600 loại sữa bột làm giả có nhiều loại sữa cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người tiểu đường, suy thận...

Thành phần công bố như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột mắc ca, bột óc chó... nhưng thực tế kiểm tra cho thấy không hề chứa các thành phần cao cấp như đã công bố.

MC Quyền Linh vừa bị "tố" bội tín, lại bị hỏi về vụ sữa giả: Từng có bài học - Ảnh 3.

Gần 600 loại sữa bột làm giả bị phát hiện.

Các nghi phạm đã bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm một số chất phụ gia. Cơ quan công an xác định sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả.

Trong khoảng 4 năm, các đối tượng đã tiêu thụ sữa các loại ra thị trường, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, từ năm 2021 - 2024 các lực lượng thuộc bộ này đã kiểm tra, xử lý 783 vụ sai phạm liên quan mặt hàng sữa; số tiền xử phạt là 2,2 tỉ đồng.

Trong năm 2024, Bộ Công Thương cho biết Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã chuyển 2 vụ tới cơ quan cảnh sát điều tra. Vụ việc phát hiện 3.000 lon sữa bột không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ và thành phần chưa đạt chỉ tiêu chất lượng của hộ kinh doanh Trần Thị Kim Cúc tại Gia Lâm (Hà Nội).

Việt Nam lần đầu tiên có hãng lữ hành đạt chứng nhận cao nhất về DL bền vững, 1 mỏ vàng đưa quốc gia vượt tầm

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Giá SJC xô đổ mọi kỷ lục, nhiều người chen chân mua vàng nhẫn

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá vàng miếng SJC lên mức 108 triệu đồng/lượng - mức cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, trên thị trường vàng miếng SJC dường như ngừng giao dịch. Trong khi đó, giá vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng từ 1,7 - 2,2 triệu đồng/lượng đang tấp nập, nhiều người xếp hàng cả buổi chỉ để mua 1 chỉ.