Xã hội

HĐND TP HCM đang họp "kỳ họp mang tính lịch sử"

Tóm tắt:
  • TP HCM sẽ sắp xếp 273 đơn vị hành chính cấp xã còn 102 đơn vị mới, gồm 78 phường và 24 xã.
  • Kỳ họp thứ 22 của HĐND TP HCM thảo luận về nội dung quan trọng và cấp bách trong phát triển kinh tế xã hội.
  • Chủ tịch HĐND yêu cầu các đại biểu nghiên cứu kỹ và đóng góp ý kiến để hoàn thiện đề án tổ chức bộ máy chính quyền.
  • Có kế hoạch điều chỉnh tên một số đơn vị hành chính, như Sài Gòn và Chợ Lớn, sau khi sắp xếp.
  • Dự kiến số người dôi dư do sắp xếp là 11.015, với 6.120 biên chế cần bố trí cho các đơn vị mới.

Sáng 18-4, HĐND TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 22.

Dự kỳ họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Nguyễn Thanh Nghị; Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được.

HĐND TP HCM đang họp "kỳ họp mang tính lịch sử"- Ảnh 1.

Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Lệ phát biểu khai mạc kỳ họp; Ảnh: NGUYỄN PHAN

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Lệ nhấn mạnh Kỳ họp thứ 22 diễn ra trong thời điểm thành phố cùng cả nước tập trung các nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa quan trọng của đất nước với tinh thần chủ động, linh hoạt để thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố. Kỳ họp sẽ bàn và quyết định các nội dung quan trọng.

"Có thể nói kỳ họp chuyên đề lần này là kỳ họp mang tính lịch sử, các đại biểu HĐND TP HCM sẽ thảo luận quyết định các Nghị quyết để đảm bảo theo quy định của Trung ương về tiến độ sắp xếp bộ máy các đơn vị hành chính các cấp và đáp ứng yêu cầu cấp thiết theo tình hình thực tiễn của thành phố; tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, phát huy nguồn lực, cùng thành phố thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế năm 2025 đạt trên 2 con số" – Chủ tịch HĐND TP HCM nhấn mạnh.

HĐND TP HCM đang họp "kỳ họp mang tính lịch sử"- Ảnh 2.

Các đại biểu HĐND TP HCM thông qua chương trình kỳ họp; Ảnh: NGUYỄN PHAN

Chủ tịch HĐND TP HCM cũng cho biết kỳ họp còn xem xét cho ý kiến để quyết nghị một số nội dung quan trọng cấp bách.

Đó là Tờ trình dự thảo nghị quyết quy định chi đặc thù cho các hoạt động nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), thể hiện tình cảm, sự tri ân của nhân dân thành phố đối với cán bộ, chiến sĩ và những người trực tiếp tham gia giải phóng thành phố.

Thông qua chủ trương về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp cơ sở. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy TP HCM, trong thời gian qua, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, xây dựng Đề án và triển khai các bước theo quy định.

"Đây cũng là nội dung lớn, rất quan trọng, được cử tri và nhân dân quan tâm" – Chủ tịch HĐND TP HCM nhìn nhận và cho biết việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực, mở rộng không gian để quy hoạch đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, góp phần xây dựng hệ thống chính trị, bộ máy chính quyền các cấp của thành phố tinh gọn, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, sát dân và gần dân.

Do đó, Chủ tịch HĐND TP HCM đề nghị các đại biểu tập trung nghiên cứu kỹ các nội dung, đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh và quyết nghị về chủ trương để UBND thành phố tiếp thu, hoàn thiện Đề án gửi Bộ Nội Vụ thẩm định, trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét, quyết định theo đúng tiến độ kế hoạch đã ban hành tại Nghị quyết 74/2025 của Chính phủ.

Cùng với đó, xem xét cho ý kiến các tờ trình liên quan tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP HCM. Đó là các tờ trình về thành lập Sở Xây dựng; đổi tên Sở Tài nguyên và Môi trường thành Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Một nội dung nữa theo Chủ tịch HĐND TP HCM là thảo luận các tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, pháp chế: kế hoạch đầu tư công năm 2025; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM…

Nhắc lại các chỉ đạo của Bí thư Thành ủy TP HCM tại hội nghị Thành ủy TP HCM lần thứ 39 mới đây về các nhiệm vụ trọng tâm quý 1-2025, các nhiệm vụ trọng tâm cấp bách trong thời gian tới, công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, ban chấp hành đảng bộ thành phố, bà Nguyễn Thị Lệ đề nghị đại biểu HĐND TP HCM tập trung nghiên cứu sâu, kỹ từng nội dung, các chỉ đạo của Bí thư Thành ủy TP HCM và những nội dung được xem xét, thảo luận và quyết nghị tại kỳ họp.

Qua đó đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng để các Nghị quyết của HĐND TP HCM được ban hành khả thi, hiệu quả trong triển khai thực hiện, góp phần tạo sự đột phá toàn diện nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, lập thành tích cao nhất chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp và kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước để TP HCM tự tin, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sẽ có tên phường Sài Gòn, Chợ Lớn

Vừa qua, Thành ủy TP HCM đã thông qua phương án sắp xếp 273 phường, xã, thị trấn hiện hữu thành lập 102 đơn vị hành chính cấp xã mới, giảm 171 đơn vị hành chính cấp xã (tỷ lệ 62,64%). Trong đó, 102 phường - xã dự kiến có 78 phường và 24 xã.

Phương án sắp xếp về 102 đơn vị hành chính cấp xã mới đảm bảo giảm đúng tỷ lệ 60 - 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã cũ theo Nghị quyết 60.

Khi thực hiện phương án sắp xếp 102 đơn vị hành chính cấp xã mới sẽ kết hợp điều chỉnh ranh địa giới tại đơn vị đang có ranh chồng lấn. Số lượng biên chế cần bố trí là 6.120 người (mỗi phường, xã là 60 biên chế). Dự kiến số lượng biên chế dôi dư là 5.453 người; số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư là 5.562 người. Tổng số người dôi dư do sắp xếp là 11.015 người

Bên cạnh đó, điều chỉnh tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp. Quận 1 có 1 đơn vị hành chính lấy tên là Sài Gòn; quận 5 có 1 đơn vị hành chính lấy tên là Chợ Lớn; quận 11 đã đổi tên phường Cây Mai thành Minh Phụng; quận 3, 7, 10, Tân Bình và huyện Củ Chi xem xét đổi tên các đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 8.3.2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1.3.2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỉ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Ông Trump dọa sa thải Chủ tịch Fed khi tức giận lên đến đỉnh điểm – Bước đi có thể làm chao đảo kinh tế toàn cầu

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gia tăng áp lực lên Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell vì cho rằng ông này “quá chậm trễ” trong việc giảm lãi suất. Ông Trump không giấu ý định có thể sa thải Powell, một động thái gây lo ngại lớn về sự độc lập của ngân hàng trung ương Mỹ và tác động đến nền kinh tế toàn cầu.

Tối nay, TPHCM hạn chế lưu thông nhiều tuyến đường phục vụ tổng duyệt Lễ kỷ niệm 30/4

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông phục vụ chương trình tổng duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an TPHCM vừa có thông báo điều chỉnh phân luồng giao thông trên nhiều tuyến đường trung tâm vào ngày 18/4.

Người đàn ông đột quỵ khi đang bế cháu trên tay

Đột ngột choáng váng rơi vào hôn mê khi đang bế cháu, tại bệnh viện ông B. được các bác sĩ xác định bị đột quỵ. Người bệnh đã may mắn nhập viện trong “thời gian vàng” sau khi được bác sĩ can thiệp sức khỏe đang bình phục tốt.