Đối với trẻ em, nếu có năng khiếu đặc biệt được phát hiện sớm, rất dễ bồi dưỡng để trẻ trở thành người có tài năng. Chẳng hạn như trẻ có ngoại hình đẹp có thể học múa, trẻ hát hay thì học hát, trẻ vẽ giỏi thì học thêm hội họa.
Tuy nhiên, cũng có một số đứa trẻ sở hữu IQ cao nhưng lại có những cách hành xử khác với người bình thường. Nếu bố mẹ không giỏi phát hiện, có thể làm lãng phí tài năng của con mình.
Các nhà khoa học vĩ đại thường làm những điều kỳ quặc khi con nhỏ
Không khó để nhận thấy, nhiều nhà khoa học và nhà phát minh có một số hành vi kỳ quặc và có phần lập dị khi còn nhỏ. Điều này khiến cho mọi người cảm thấy khó hiểu, nhưng chính sự độc đáo đó đã làm nên cuộc đời của những vĩ nhân.
Nhà vật lý nổi tiếng Albert Einstein khi còn nhỏ thường bị đánh giá là ngốc nghếch vì trí nhớ quá kém.
Ai cũng nghĩ rằng, Einstein sẽ không có tương lai khi lớn lên, nhưng không ngờ ông lại trở thành nhà vật lý nổi tiếng thế giới.
Sau khi trở nên nổi tiếng, Einstein đã giải đáp những thắc mắc của mọi người về trí nhớ kém của mình trong một cuộc phỏng vấn.
Hóa ra, không phải trí nhớ của Einstein kém mà chỉ là do ông không muốn nhớ những gì vô bổ với mình, chẳng hạn như kiến thức trong sách vở hay những gì người khác nói.
Einstein kiểm soát bản thân để tập trung vào những thứ mình quan tâm, không bị thế giới bên ngoài làm phiền. Khả năng làm chủ phi thường này đã khiến ông trở thành một người vĩ đại.
Đối với một đứa trẻ có trí nhớ kém như Einstein, hầu hết các bậc bố mẹ có thể nghĩ rằng con mình “không thông minh”. Vì thế, đừng vì thành kiến này mà bỏ lỡ cơ hội rèn luyện con mình trở thành thiên tài.
Trên thực tế, những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường bộc lộ sự “lập dị” về nhiều mặt. Bố mẹ hãy quan sát thật kỹ, đừng dại dột mà “giết chết” tài năng của trẻ.
Những đứa trẻ có IQ cao thường có những tính cách kỳ quặc
1. Bị thu hút bởi những thứ mới mẻ hoặc chuyển động
Hầu hết trẻ em rất biết nghe lời, thường làm theo những gì giáo viên dạy. Một số trẻ sẽ có biểu hiện “không bình thường”, thiếu tập trung, không nghe lời cô giáo và dễ bị thu hút bởi những thứ mới mẻ hoặc chuyển động. Trong mắt người lớn, hành vi này có thể là điều không có lợi cho việc học, nhưng thực tế nó lại thể hiện óc quan sát của trẻ.
2. Thích quan sát những điều nhỏ nhặt
Một số trẻ em rất thích quan sát những thứ nhỏ nhặt, chẳng hạn như có thể ngồi một chỗ nhìn chằm chằm vào đàn kiến di chuyển trên mặt đất.
Lúc này, bố mẹ không nên can thiệp, không cần biết những thứ đang quan tâm có ý nghĩa hay không, hãy để trẻ tự do phát triển mới là điều tốt nhất.
3. Thường nhìn chằm chằm vào thứ gì đó
Não bộ của con người luôn trong trạng thái vận động liên tục, trẻ ngơ ngác không có nghĩa là trẻ không suy nghĩ. Đặc biệt là khi trẻ nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó rất lâu, rất có thể chúng đang suy nghĩ, đang tò mò.
4. Nhạy cảm với người lạ hoặc thay đổi môi trường
Trẻ khóc khi ở trong môi trường không quen thuộc hoặc né tránh khi thấy người lạ, điều này không nói lên đó là một đứa trẻ hướng nội.
Nếu trẻ có thể phản ứng kịp thời với người lạ hoặc môi trường xa lạ, điều đó cho thấy trẻ rất cảnh giác và thông minh.
5. Thích đặt nhiều câu hỏi khác nhau
Khác với người lớn, logic tư duy của trẻ em đa dạng hơn. Trẻ em thường hỏi mẹ "Tại sao trái đất lại tròn?", "Tại sao con chó vẫy đuôi?" và vô số những câu hỏi tương tự khác. Bằng cách liên tục đặt câu hỏi, trẻ cũng có thể học hỏi thêm kiến thức.
Bố mẹ không nên cảm thấy phiền phức khi con mình đặt quá nhiều câu hỏi như vậy. Các cuộc nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ thích đặt câu hỏi có xu hướng suy nghĩ nhanh hơn, khả năng quan sát và diễn đạt rất mạnh mẽ.
Làm thế nào để phát huy hết tiềm năng của những đứa trẻ có IQ cao?
- Đừng tùy ý làm gián đoạn những điều kỳ quặc của trẻ
Trẻ em thích nghiên cứu các loài động vật nhỏ, đôi khi chúng bị thu hút bởi việc di chuyển và dành nhiều thời gian nhìn. Lúc này, bố mẹ không nên cảm thấy điều đó là vô nghĩa, đừng làm gián đoạn sự tập trung của trẻ.
- Tạo cơ hội cho trẻ
Cơ hội tự nhiên luôn có hạn, nếu nhận thấy con mình có một năng khiếu nào đó, bố mẹ có thể tạo cơ hội để con phát triển theo hướng chuyên nghiệp.
- Khuyến khích trẻ cố gắng
Đôi khi trẻ có ý tưởng nhưng không đủ can đảm để thực hiện. Bố mẹ phải là người động viên để trẻ cố gắng hơn nữa, dù thất bại cũng không sao, quan trọng là kinh nghiệm học được.