Chúng ta có thể không biết nhiều về chức năng của thận, nhưng các bệnh như tiểu đường, nhiễm độc niệu thì từ lâu đã được nhiều người biết đến.
Nguyên nhân của các bệnh này đều do thận bị tổn thương, vậy thận có vai trò gì đối với cơ thể con người? Tại sao nó lại gây ra nhiều tác hại đến tính mạng và sức khỏe của con người?
Thận nằm ở đốt sống thắt lưng của cơ thể con người, một bên trái và một bên trái. Cũng giống như tim, thận đóng vai trò chính trong đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể con người.
Thận có chức năng điều hòa cân bằng nước - muối, axit - bazơ trong cơ thể, bài tiết các hormone cần thiết cho cơ thể con người, quan trọng nhất là thận có chức năng đào thải các chất thải chuyển hóa ra ngoài cơ thể. Nếu thận có vấn đề sẽ xuất hiện các triệu chứng như phù nề, đau thắt lưng, nước tiểu bất thường.
Phù nề, đau thắt lưng, nước tiểu bất thường là những triệu chứng của thận hư. Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, người có chức năng thận tốt cũng sẽ được thể hiện qua vài biểu hiện cụ thể, điển hình là 3 dấu hiệu sau:
1. Nước tiểu bình thường
Nước tiểu bình thường của cơ thể con người sẽ có màu trong suốt hoặc màu vàng nhạt, nước tiểu không có mùi đặc biệt rõ ràng, trong nước tiểu không có kết tủa. Lượng nước tiểu thải ra cơ bản duy trì ở mức 1000-2000ml, khi tiểu tiện không có cảm giác ngứa ran hoặc đau cục bộ.
Tình trạng bình thường của nước tiểu là sự phản ánh chất lượng chức năng của thận. Nếu không có bất thường về như màu sắc, trạng thái nước tiểu… thì chứng tỏ thận ổn.
Sau khi mắc bệnh thận, nước tiểu của bệnh nhân sẽ có máu, màu trắng nhạt… Bệnh thận khác nhau sẽ có biểu hiện khác nhau. Và trong kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy hàm lượng protein trong thành phần nước tiểu vượt tiêu chuẩn, nước tiểu của bệnh thận giai đoạn đầu sẽ xuất hiện máu do phản ứng viêm ở thận.
Nếu xuất hiện tình trạng nước tiểu bất thường cần kịp thời đến bệnh viện để khám chữa, kiểm tra thành phần nước tiểu và chức năng thận để tiến hành điều trị tương ứng.
2. Cơ thể không bị phù nề
Bệnh nhân mắc bệnh thận sẽ không ngừng đào thải chất đạm trong cơ thể, khiến hàm lượng chất đạm trong cơ thể giảm, áp suất thẩm thấu không bình thường, gây ra tình trạng phù nề.
Khi chức năng lọc của cầu thận bị tổn thương, nước và natri không thể thải ra ngoài bình thường khiến cơ thể tiếp tục phù nề. Nếu cơ thể bạn không có biểu hiện phù nề thì chứng tỏ thận của bạn đang hoạt động bình thường.
Nên chú ý các dấu hiệu ngoài da như phù nề. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, phù nề không nhất thiết là do mắc bệnh thận, vì nhiều bệnh nội tiết cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Đừng hoảng sợ nếu bị phù nặng mà nên đến gặp bác sĩ để khám tổng quát, tìm nguyên nhân và tìm cách chữa trị phù hợp.
3. Da mặt bóng khỏe, hồng hào
Nếu da mặt xuất hiện biểu hiện đen sạm thì khả năng cao là mắc bệnh thận.
Vì thận kiểm soát việc bài tiết các chất thải chuyển hóa trong cơ thể con người, nên khi chức năng thận không bình thường khiến chất thải tích tụ trong cơ thể sẽ làm cho cả người có vẻ uể oải và thiếu tinh thần.
Thận hư cũng sẽ khiến hệ thống nội tiết hoạt động sai, nồng độ hormone trong cơ thể không thể duy trì ở trạng thái ổn định khiến làn da tự nhiên trông xấu đi.
Da hồng hào (trái), da sạm đen (phải). Ảnh: Internet
Thế nên, nếu một người có nước da hồng hào, thì khả năng thận của người đó đang hoạt động ổn định. Những biểu hiện bất thường trên khuôn mặt có khả năng là do thận hư, bạn nên đi khám kịp thời, tránh gây mệt mỏi hay làm việc lao lực để bệnh không nặng thêm.
Thận rất quan trọng, nếu thận bất thường thì người bệnh không thể sinh hoạt bình thường. Để bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên hình thành thói quen sinh hoạt tốt, không thức khuya, ăn uống nhạt, bỏ thuốc lá, rượu bia, không nên nhịn tiểu thường xuyên. Đến bệnh viện để khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm nước tiểu để tránh tình trạng bệnh phát triển đến mức không thể điều trị.
Theo Toutiao