Phong cách sống

Hàng xóm nhìn ban công nhà tôi rồi để lại 2 chữ: “Sư phụ!”

Tôi vừa hoàn thành xong quá trình sơn sửa căn hộ cũ. Mặc dù diện tích không lớn, nhưng đây là thành quả tích cóp nhiều năm để tôi có thể sở hữu một không gian sống riêng biệt. Vậy nên, mọi ngóc ngách trong nhà đều được tôi chăm chút tỉ mỉ.

Giới thiệu 1 chút, căn hộ của tôi có tông trắng chủ đạo, có thêm 1 khoảng trống thoáng đãng nằm cạnh phòng khách, nên tôi hay đùa rằng đây là "ban công trong nhà". Khu vực này không quá to, cho nên tôi phải thiết kế khéo léo để có thể tối ưu hóa không gian mà vẫn đảm bảo tiện lợi trong sinh hoạt. Sau khi mời những người hàng xóm sang chơi, họ không ngừng khen ngợi khu vực "ban công" cũng như cách bài trí và tận dụng diện tích một cách triệt để của tôi!

1. Loại bỏ một số thiết kế

Nhiều nhà sẽ sử dụng cửa trượt để thuận tiện cho việc tách biệt không gian và tạo dựng ban công thu nhỏ. Nhưng tôi không thực sự ưng thiết kế này. Vì vậy, tôi quyết định sử dụng tường mái vòm để tạo điểm nhấn cho không gian. Ngoài ra, tôi cũng không lát gạch chống trượt như nhiều nhà, thay vào đó tôi sử dụng gạch to, mục đích là để dùng cùng 1 loại gạch với phòng khách. Tôi có cảm giác thiết kế nối liền kiểu này giúp không gian trông thoáng và có sự liên kết hơn hẳn.

Hàng xóm nhìn ban công nhà tôi rồi để lại 2 chữ: “Sư phụ!”- Ảnh 1.

2. Thiết kế tủ đồ

Thực chất đây là khu vực ống nước nhưng tôi không bọc nó theo cách truyền thống, vì vừa xấu vừa chiếm không gian. Thay vào đó, tôi sử dụng bọc chống thấm và tận dụng để làm tủ chứa đồ. Thiết kế này tuyệt vời ở chỗ, nó vừa "giấu" ống nước vừa là khu vực tủ đồ nên có thể lưu trữ một số vật dụng trong nhà.

Hàng xóm nhìn ban công nhà tôi rồi để lại 2 chữ: “Sư phụ!”- Ảnh 2.

3. Khu vực máy giặt

Bên cạnh tủ đồ, tôi đặt thêm tủ kê máy giặt để vừa có không gian đựng thiết bị, vừa có thêm khu vực bồn rửa tay tiện lợi. Tôi cũng tháo luôn đáy tủ để tạo khoảng trống, dễ dàng đặt robot hút bụi vào đó mỗi khi không sử dụng. 

Những người hàng xóm rất tâm đắc thiết kế này, họ khen tôi tận dụng triệt để diện tích đến mức không thừa không thiếu 1 cen ti mét nào. 

Hàng xóm nhìn ban công nhà tôi rồi để lại 2 chữ: “Sư phụ!”- Ảnh 3.

4. Giá phơi quần áo 

Tôi không muốn lắp những loại giá treo để treo lơ lửng quần áo ở giữa nhà, vì sẽ cản trở ánh sáng cũng như làm mất tính thẩm mỹ chung. Vậy nên, tôi sử dụng giá phơi ngang và lắp ngay phía trên bồn rửa. Mỗi lần phơi đồ xong, nếu thấy cần thiết có thể kéo rèm lại để chắn bụi cũng như tạo vẻ đẹp thanh lịch cho không gian.

Hàng xóm nhìn ban công nhà tôi rồi để lại 2 chữ: “Sư phụ!”- Ảnh 4.
Hàng xóm nhìn ban công nhà tôi rồi để lại 2 chữ: “Sư phụ!”- Ảnh 5.

5. Khu vực thư giãn

Tôi nghĩ, dù nhà to hay nhỏ thì cũng nên có 1 khu vực "chill chill" để thuận tiện ngồi thư giãn, học tập và đọc sách. Vậy nên ở phía đối diện bồn rửa, tôi lắp đặt bộ sofa góc chữ L, bày thêm 1 chiếc bàn nhỏ và kệ treo cây cảnh để trang trí không gian. Khu vực này có cửa sổ to, view hướng thẳng tầm mắt để ngắm nhìn thành phố nên rất thoáng đãng và thư giãn. Đây là khu vực tôi yêu thích nhất trong nhà. Bởi vì chúng đón nắng đón gió hiệu quả, còn có cây xanh nên càng ngập tràn sự thoải mái, trong lành.

Hàng xóm nhìn ban công nhà tôi rồi để lại 2 chữ: “Sư phụ!”- Ảnh 6.

6. Góc làm việc

Bạn thấy sự sắp xếp của tôi hợp lý chứ? Tôi quá ưng view ngắm thành phố nên quyết định sẽ bố trí góc làm việc tại đây. Vì không gian nhỏ nên tôi buộc phải chấp nhận góc làm việc có phần đơn điệu, chỉ bao gồm 1 bàn và 1 ghế nhỏ. Ngoài ra, tôi cũng tận dụng thiết kế cửa vòm để lắp đặt 1 kệ tủ cao, dùng để đựng sách vở tài liệu và 1 số món decor xinh xắn.

Nói là góc làm việc nhưng mỗi khi không sử dụng, tôi sẽ biến khu vực này thành không gian lý tưởng để thư giãn. Thỉnh thoảng vào những ngày cuối tuần, tôi thường ngồi đây để nhâm nhi cốc cafe thơm nóng, vừa xem phim vừa ngắm thành phố thơ mộng.

Hàng xóm nhìn ban công nhà tôi rồi để lại 2 chữ: “Sư phụ!”- Ảnh 7.

Nguồn: Sohu

Cùng chuyên mục

Đọc thêm