New York Post trích thông báo từ UFI: “Theo chỉ thị của ban giám đốc, chúng tôi rất tiếc phải thông báo với bạn rằng do hoàn cảnh kinh doanh không lường trước được, công ty buộc phải đưa ra quyết định khó khăn là chấm dứt việc làm của tất cả nhân viên. Quyết định có hiệu lực ngay lập tức”.
"Việc sa thải khỏi công ty dự kiến có hiệu lực mãi mãi và tất cả khoản bảo hiểm xã hội sẽ bị chấm dứt ngay lập tức", trích thông báo tiếp theo của UFI.
Công ty nội thất trên cũng yêu cầu các tài xế chở hàng ngay lập tức "trả lại thiết bị, hàng tồn kho và chứng từ giao hàng", bất kể họ "đã hoàn thành việc giao hàng hay chưa".
Hàng nghìn công nhân Mỹ bị sa thải trong đêm.
Nhiều nhân viên bày tỏ rằng họ rất sốc và thất vọng khi bị sa thải đột ngột. Hầu hết nhân viên của UFI không được giải thích về quyết định sa thải trên.
Hôm 23/11, cựu nhân viên Toria Neal đã đệ đơn kiện công ty, cáo buộc UFI đã vi phạm Đạo luật liên bang do không thông báo trước ít nhất 60 ngày về việc ngừng hoạt động.
Liên quan đến việc sa thải nhân viên ở Mỹ, mới đây Twitter gây chấn động sau khi chi 44 tỷ USD mua lại mạng xã hội Twitter, CEO Tesla, Elon Musk, đã đưa ra lệnh sa thải hàng loạt nhân viên. Đợt sa thải lớn khiến nhân viên lâm vào hoàn cảnh khó khăn một cách bất ngờ.
Theo QZ, từ đầu năm đến nay, lực lượng lao động tại Thung lũng Silicon đang nhanh chóng thu hẹp. Chỉ tính riêng tháng 10 và tháng 11, các công ty công nghệ lớn đã sa thải tổng cộng hơn 33.000 người, trong đó nhiều nhất là Meta với 11.000 người, Amazon 10.000 người, Twitter 3.700 người, Seagate 3.200 người, Microsoft, Stripe và Salesforce mỗi công ty sa thải khoảng 1.000 nhân viên.