Xã hội

Hàng loạt kỷ lục đáng buồn diễn ra trên toàn cầu: Thế giới sẽ ra sao?

Hàng loạt kỷ lục đáng buồn diễn ra trên toàn cầu: Thế giới sẽ ra sao? - Ảnh 1.

Ảnh: Frederic J. Brown | Afp | Getty Images

Nếu bạn cảm thấy các sự kiện thời tiết cực đoan ở mức kỷ lục đang xảy ra với tần suất thường xuyên hơn, thì đó không phải do bạn tưởng tượng mà là sự thật.

Trên toàn cầu, tháng 6 là tháng nóng nhất trong 174 năm từ khi NOAA bắt đầu ghi chép lại số liệu. Đây là tháng 6 thứ 47 liên tiếp và là tháng thứ 532 liên tiếp có nhiệt độ cao hơn so với mức trung bình của thế kỷ 20.

Lượng băng biển đo được trên toàn cầu trong tháng 6 ở mức thấp kỷ lục, đặc biệt là do lượng băng ở Nam Cực giảm. 9 cơn bão nhiệt đới (những cơn bão có sức gió trên 119 km/h) xuất hiện trong tháng 6.

Tính đến sáng ngày 14/7, 93 triệu người Mỹ được khuyến cáo mức nhiệt cực cao và cần có các biện pháp bảo vệ sức khỏe. Nhiệt độ trong ngày ở các vùng sa mạc nam California, nam Nevada và nam Arizona có thể lên tới gần 49 độ C.

Hàng loạt kỷ lục đáng buồn diễn ra trên toàn cầu: Thế giới sẽ ra sao? - Ảnh 2.

Một người ngã gục trong cửa hàng tiện lợi ở Mỹ. Ảnh: Brandon Bell | Getty Images News | Getty Images

Vào ngày 27/6, tổng diện tích rừng bị cháy trong một mùa của Canada đã vượt kỷ lục năm 1989, đạt đến mức 9,3 triệu ha. Thảm thực vật đang bị các đám cháy lớn nuốt chửng. Những đám khói bay sang Mỹ, khiến chất lượng không khí ở một số khu vực đạt mức tệ nhất thế giới.

Theo dữ liệu của NOAA, trong cả năm 2022, đã có 18 thảm họa thời tiết và khí hậu gây thiệt hại hàng tỷ USD, bao gồm lốc xoáy, mưa đá, hạn hán, sóng nhiệt và cháy rừng. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, đã có 12 thảm họa gây thiệt hại tỷ USD.

Hàng loạt kỷ lục đáng buồn diễn ra trên toàn cầu: Thế giới sẽ ra sao? - Ảnh 3.

Lũ lụt ở Vermont, Mỹ. Ảnh: The Washington Post | The Washington Post | Getty Images

Giáo sư Paul Ullrich tại Đại học California tại Davis cho biết: “Năm nay gần như chắc chắn sẽ phá mọi kỷ lục về số lượng các hiện tượng thời tiết cực đoan”. Theo quan sát của các nhà khoa học, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt kéo dài thường xuyên hơn trong mùa hè, do con người thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu.

Thông qua phát thải khí nhà kính, nhiệt độ được giữ lại gần bề mặt đất nhiều hơn, dẫn đến nhiệt độ tăng, độ ẩm trong không khí tăng còn mặt đất khô hơn. Các nhà khoa học chắc chắn rằng tình trạng tiêu cực hiện tại là hậu quả trực tiếp từ việc làm của con người.

Hàng loạt kỷ lục đáng buồn diễn ra trên toàn cầu: Thế giới sẽ ra sao? - Ảnh 4.

Khói từ các đám cháy rừng ở Canada lan sang các thành phố ở Mỹ. Ảnh: Anadolu Agency | Anadolu Agency | Getty Images

Hiện tượng “El Niño” xuất hiện càng như thêm dầu vào lửa, khiến nhiệt độ toàn thế giới tiếp tục tăng. Từ "El Niño" bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là "cậu bé", chủ yếu chỉ nhiệt độ mặt biển ở đại dương nhiệt đới của phần phía đông và trung tâm của Thái Bình Dương liên tục không ngừng thay đổi làm cho nóng ấm một cách khác thường.

Khi hiện tượng nóng lên toàn cầu và El Niño xảy ra đồng thời, rất khó để phân biệt đâu là hiện tượng thời tiết nhất thời, đâu là xu hướng lâu dài. Nhưng điều rõ ràng là biến đổi khí hậu khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan có khả năng xảy ra cao hơn.

Hàng loạt kỷ lục đáng buồn diễn ra trên toàn cầu: Thế giới sẽ ra sao? - Ảnh 5.

Cháy rừng ở Canada. Ảnh: Bloomberg | Bloomberg | Getty Images

Việc giảm lượng khí nhà kính thải vào khí quyển bằng cách giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch sẽ giúp điều tiết các xu hướng thời tiết cực đoan. Mỗi người đều có thể đóng góp trong việc giảm phát thải khí nhà kính bằng cách thực hiện những việc nhỏ. Chẳng hạn như tắt đèn, tắt điều hòa khi không sử dụng, tránh lãng phí thực phẩm và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Các nhà khoa học kêu gọi rằng nếu các chính phủ và mỗi người không hành động ngay bây giờ, thì các hiện tượng thời tiết cực đoan như đã thấy sẽ chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm.

Tham khảo: CNBC

Các tin khác

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Miền Bắc rét đến bao giờ?

Hôm nay (1/4), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm với nhiệt độ thấp nhất từ 13-16 độ, cao nhất 19-22 độ.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.