Xã hội

Hà Nội không phát sinh thủ tục hành chính khi siết thuế chuyển nhượng bất động sản

Hà Nội không phát sinh thủ tục hành chính khi siết thuế chuyển nhượng bất động sản. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN).

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo thường xuyên báo cáo, tham mưu và xin ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Thuế, UBND TP Hà Nội; phối hợp với các sở, ngành, UBND quận, huyện thị xã trong các bước tuyên truyền, đấu tranh chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Về phía cơ quan thuế, Ban chỉ đạo sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát triển khai tại các chi cục thuế. 

Liên quan đến việc đẩy mạnh quản lý thuế chuyển nhượng bất động sản có thể gây phát sinh thêm thủ tục, tạo bức xúc cho người nộp thuế, ông Nguyễn Tiến Trường, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, UBND TP Hà Nội, cơ quan thuế thành phố đã thực hiện tuyên truyền, tập huấn và triển khai thống nhất trong toàn ngành về: các bước rà soát hồ sơ khai thuế, kế hoạch kiểm tra giám sát, quy trình công tác để vừa đảm bảo quản lý thuế chặt chẽ, nhưng cũng không gây khó khăn cho người nộp thuế. 

"Cục Thuế TP Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc trong quá trình triển khai không để phát sinh thêm bất kỳ thủ tục hành chính nào ngoài quy định. Cục sẽ tăng cường giám sát việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ, xử lý nghiêm các hành vi sách nhiễu, vụ lợi trong thi hành nhiệm vụ thu thuế bất động sản nói riêng và các sắc thuế khác nói chung", ông Nguyễn Tiến Trường nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Tiến Trường cũng cho rằng, ngoài việc cơ quan chức năng tăng cường quản lý thì việc người nộp thuế thực hiện trung thực về việc kê khai giá thực tế chuyển nhượng bất động sản trên hợp đồng chuyển nhượng, cũng như khi kê khai các nghĩa vụ thuế phát sinh để bảo vệ chính quyền lợi của bản thân.

Do vậy, Cục Thuế TP Hà Nội cũng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để nâng cao ý thức đối với người nộp thuế, tạo sự đồng thuận xã hội về việc thực hiện chính sách pháp luật thuế liên quan đến bất động sản.

Theo đánh giá của Cục Thuế TP Hà Nội, trong bối cảnh hiện nay, hoạt động chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn diễn ra khá sôi động. Trong thực tế, việc khai sai giá đất dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước đã và đang diễn ra. Do vậy, việc đẩy mạnh quản lý thuế bất động sản là việc làm cần thiết để Hà Nội thực hiện hoàn thành mục tiêu thu ngân sách trên địa bàn do Trung ương giao.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng "hưởng lợi" gì từ gói hỗ trợ lãi suất 2%?

Theo các chuyên gia, gói hỗ trợ lãi suất sẽ kích thích nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, giúp ngân hàng mở rộng nhanh hơn quy mô tín dụng, từ đó tăng hiệu quả hoạt động. Chi phí vay thấp giúp thúc đẩy khách hàng trả nợ tốt hơn và từ đó giảm nợ xấu.

Cần thiết kéo dài thời gian của nghị quyết về xử lý nợ xấu

Ngày 2/6, trả lời báo chí, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Nghị quyết 42) có tác động hết sức tích cực đối với hệ thống ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu.