Kỹ năng sống

[Góc tự đào hố chôn mình]: Thấy bạn kiếm được 200-300 triệu đồng khi làm freelancer, tôi cũng học theo, ngã ngửa khi cố lắm mới kiếm được chục triệu/tháng

Nếu chỉ nhìn thoáng qua, freelancer dường như là một công việc lý tưởng: không giới hạn về giờ giấc, địa điểm làm việc, bạn có thể trở thành ông chủ của chính mình, tự do lựa chọn dự án mà bản thân muốn tham gia.

Thế nhưng, là một freelancer có 'thâm niên' 5 năm, tôi xin khẳng định: Cuộc sống không màu hồng như bạn tưởng đâu. Hãy chuẩn bị kỹ, kẻo rồi vỡ mộng và trở thành một người lông bông không công ăn việc làm - giống như tôi thời kỳ đầu. Như tôi, thấy cậu bạn thân làm freelancer 'ăn nên làm ra' quá, có tháng, nguồn tiền đổ về lên tới cả 200-300 triệu đồng, tôi cũng ham hố, nhảy khỏi công việc ổn định, thu nhập đều đặn hơn chục triệu/tháng để 'noi gương bạn'. Ai dè, sau 2 tháng, tôi đã thấm đòn của một người làm tự do. Giờ giấc làm việc lung tung, chứng đau dạ dày hành hạ tôi “lên bờ xuống ruộng”; tiền, quan trọng nhất là những tháng đầu tôi không có đều jobs, tiền chưa được tất toán, thành thử phải vay mượn khắp nơi để “trụ hạng” qua cơn tao đoạn. Thậm chí thời điểm đó, tôi còn mua tích trữ mì tôm phòng khi cạn túi.

Bằng một cách chật vật nào đó, tôi đi qua những năm tháng freelancer và dần có cuộc sống tốt hơn. Điều thấm thía nhất tôi đúc rút được đó là: Nếu không đủ kỷ luật, chớ dại bước chân vào 'nghề nguy hiểm' đó.
Dưới đây là vài đúc rút của 'người trong cuộc' khi bước chân trở thành một freelancer chân chính.

Khối lượng công việc và thu nhập không ổn định

Một trong những lợi ích lớn nhất của việc làm freelancer là sự tự do về giờ giấc. Là một freelancer, bạn có quyền tự sắp xếp thời gian biểu tùy theo mong muốn của bản thân thay vì mỗi ngày đều đến công ty làm việc từ sáng đến chiều.

Tuy nhiên, để có được sự tự do ấy, bạn sẽ phải chấp nhận rằng công việc của mình sẽ bấp bênh, không ổn định bằng những người đi làm công sở, đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu sự nghiệp. Sẽ có những lúc bạn vô cùng bận bịu, đầu tắt mặt tối mà vẫn không hết việc, song cũng sẽ có những khoảng thời gian bạn gần như "thất nghiệp" vì không có khách hàng nào tìm đến. Thu nhập cũng vì thế mà tăng giảm thất thường theo.

Để khắc phục điều này, một freelancer cần học được kỹ năng quản lý chi tiêu một cách hiệu quả, cũng như biết cách quảng bá bản thân và mở rộng mối quan hệ với khách hàng để luôn có được thu nhập ổn định.

[Góc đào hố chôn mình]: Thấy bạn kiếm được 200-300 triệu đồng khi làm freelancer, tôi cũng học theo, ngã ngửa khi cố lắm mới kiếm được chục triệu  - Ảnh 1.

Bạn sẽ phải giao lưu với nhiều kiểu người

Khi nhắc đến freelancer, người ta thường nghĩ đến việc tự làm chủ sự nghiệp của bản thân. Sự tự chủ, không phải nghe lệnh hay nhìn sắc mặt của cấp trên là lí do khiến nhiều người muốn theo đuổi con đường này. Tuy nhiên, một khi bước chân vào giới freelancer, bạn sẽ nhận ra rằng, không phải bạn không có "sếp", mà thay vì chỉ một người, bạn sẽ có rất nhiều vị "sếp" dưới cái tên Khách hàng.

Tất nhiên, làm việc với nhiều khách hàng tức là bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều kiểu người với tính cách khác nhau, và không phải ai cũng tử tế, lịch sự. Việc phải giao lưu, hợp tác những khách hàng trái tính trái nết cũng là một phần công việc của freelancer. Chưa kể đến việc đôi khi bạn còn gặp phải những khách hàng chậm trả thù lao, hay tìm cách lợi dụng bạn. Bởi vậy, kỹ năng giao tiếp và xử lý các mối quan hệ xã hội là rất cần thiết để thành công với nghề freelancer.

Tự kỷ luật bản thân không hề dễ dàng

Việc làm freelancer đem lại sự tự do và thoải mái hơn nhiều so với đi làm chốn công sở, song điều đó cũng là một thách thức lớn dành cho tính kỷ luật của bạn. Là một người làm công ăn lương, cho dù bạn có không phải một người quản lý bản thân tốt thì cũng không khó để đi vào khuôn khổ trong môi trường công sở vì luôn có cấp trên và đồng nghiệp ở bên đốc thúc, giám sát.

[Góc đào hố chôn mình]: Thấy bạn kiếm được 200-300 triệu đồng khi làm freelancer, tôi cũng học theo, ngã ngửa khi cố lắm mới kiếm được chục triệu  - Ảnh 2.

Tuy nhiên, trở thành một freelancer đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải ở nhà làm việc một mình hàng ngày, liệu bạn có thể tập trung làm việc một cách hiệu quả trong khi có rất nhiều thú vui giải trí xung quanh chứ? Nếu bạn không tự tin vào khả năng tự kiểm soát bản thân trước những yếu tố gây sao nhãng thì việc trở thành một freelancer không hẳn là hướng đi thích hợp dành cho bạn.

Thành công sẽ không tới trong một sớm một chiều

Kiên trì là một đức tính không thể thiếu nếu bạn muốn thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, và freelance cũng không ngoại lệ. Đừng chọn con đường này nếu bạn chỉ muốn làm giàu một cách nhanh chóng, vì mọi yếu tố cần thiết để trở thành một freelancer thành công, từ kỹ năng, kinh nghiệm làm việc đến mạng lưới khách hàng, đều cần được gây dựng theo thời gian.

Khoảng thời gian đầu khi mới lập nghiệp luôn là giai đoạn khó khăn và dễ nản chí nhất với các freelancer, nhưng nếu bạn tin tưởng rằng đây là con đường mình muốn theo đuổi, xây dựng lộ trình sự nghiệp một cách rõ ràng và kiên trì đi theo con đường đã chọn, thì chắc chắn sẽ tới một ngày bạn nếm được trái ngọt của sự thành công

(Barcode)



Cùng chuyên mục

Đọc thêm