Xã hội

Giám đốc, phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM sau sáp nhập

Theo quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Sở Công thương của Chủ tịch UBND TP.HCM, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM là ông Bùi Tá Hoàng Vũ.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ sinh năm 1974, trình độ thạc sĩ Kinh tế, cử nhân Quản trị kinh doanh, cử nhân Chính trị học, trình độ cao cấp lý luận chính trị.

Trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, ông Bùi Tá Hoàng Vũ từng đảm nhiệm các chức vụ: Chủ tịch UBND Q.8, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM. Năm 2013, ông Vũ được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3.

Sở Công thương TP.HCM có 8 phó giám đốc gồm: ông Lê Huỳnh Minh Tú, ông Nguyễn Nguyên Phương, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, ông Nguyễn Anh Đức, ông Hà Văn Út, ông Nguyễn Trường Thi, ông Phạm Quang Nhật, ông Lê Văn Danh.

Giám đốc, phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM sau sáp nhập- Ảnh 1.

Ban lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM

ẢNH: NGUYỄN ANH

Sở Công thương TP.HCM là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP.HCM thực hiện tham mưu giúp UBND quản lý nhà nước về công thương, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; dầu khí (nếu có); hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ vật liệu xây dựng thông thường); công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp môi trường; công nghiệp chế biến khác; tiểu thủ công nghiệp; khuyến công; hoạt động thương mại và lưu thông hàng hóa trên địa bàn; sản xuất và tiêu dùng bền vững; xuất khẩu, nhập khẩu; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; quản lý cạnh tranh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; phòng vệ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:

  • Trụ sở 1: 163 Hai Bà Trưng, phường Xuân Hòa (quận 3 cũ), TP.HCM.

  • Trụ sở 2: Trung tâm phục vụ hành chính công TP.HCM đặt tại tòa nhà Trung tâm hành chính, đường Lê Lợi, phường Bình Dương (tỉnh Bình Dương cũ), TP.HCM.

  • Trụ sở 3: Trung tâm phục vụ hành chính công TP.HCM, 4 Nguyễn Tất Thành, phường Bà Rịa (TP.Bà Rịa cũ), TP.HCM.

  • Hồ sơ trực tuyến nộp tại cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn.

Sở Công thương TP.HCM tiếp nhận các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý gồm: bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; kinh doanh khí; giám định thương mại; công nghiệp tiêu dùng; quản lý bán hàng đa cấp; vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; công nghiệp nặng; tài sản, kết cấu, hạ tầng chợ; phát triển và quản lý chợ; nghề thủ công mỹ nghệ; an toàn điện; thương mại quốc tế; hoạt động của thương nhân nước ngoài; thương mại điện tử; xúc tiến thương mại; hóa chất; đo lường chất lượng; an toàn đập, hồ chứa thủy điện; lưu thông hàng hóa trong nước; điện lực; khoáng sản; chất lượng sản phẩm hàng hoá; an toàn vệ sinh lao động; xuất nhập khẩu.

Các tin khác

Sau nhà phố, biệt thự đến lượt đất nền phía Tây TPHCM chạy đua bung hàng, cả thị trường địa ốc đang sợ lỡ nhịp “sóng” mạnh nhất năm 2025?

Đúng như dự đoán trước đó, việc sáp nhập tỉnh, thành trở thành động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội và thị trường bất động sản tại các địa phương. Đối với doanh nghiệp, đây là cơ hội khó bỏ lỡ để “đi trước đón đầu” trong thế vận mới của thị trường địa ốc.

Vì sao giá vật liệu xây dựng tăng đột biến?

Theo kết quả khảo sát quý II đối với các doanh nghiệp xây dựng cho thấy, có tới 57,2% số doanh nghiệp cho biết giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tỷ lệ này tăng tới 10,1 điểm phần trăm so với quý I (là mức tăng cao số kỷ lục trong các kỳ điều tra hằng quý gần đây).

Gia cảnh đáng thương của người phụ nữ tử vong trên dây điện hạ thế

Cơ quan chức năng cho biết, người phụ nữ trầm cảm sau sinh, có vấn đề về thần kinh, khi đang đi bán vé số thì trèo lên cột điện và tử vong, không phải “ngáo đá” như thông tin mạng xã hội chia sẻ. Nạn nhân không có nhà và phải tổ chức hậu sự trên khu đất mượn của hàng xóm.