Tài chính

Giải mã bí ẩn về con kênh từ thời các Pharaoh vừa mang về cho quốc gia sở hữu 8 tỷ USD

Vậy tại sao một dòng nước mà chỉ những con tàu rộng tối đa 77,5m được phép đi qua lại mang về số tiền khổng lồ như thế. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé.

Dù chỉ dài 193,3 km nhưng nó giúp tiết kiệm hàng nghìn km hải trình cho mỗi con tàu qua lại khu vực. Và đương nhiên, các hãng tàu phải trả số tiền “không hề nhỏ đâu” để đổi lấy sự tiện lợi đó.

Nhưng bạn có biết, đổi lấy con kênh này là tính mạng 120.000 người hay không 

Kênh đào Suez là một công trình nhân tạo, được thai nghén và bắt đầu đào từ thời các Pharaoh còn trị vì Ai Cập. Xuyên qua eo biển, nó sẽ giúp nối liền Biển Đỏ với Địa Trung Hải chỉ trong “phút mốt”.

Tuy nhiên, giấc mơ thì cao vời nhưng năng lực lại có hạn, con kênh tham vọng này đã bị quên lãng cả nghìn năm trước khi được tái khởi động.

Đến tận thời kỳ trị vì của hoàng đế Pháp Napoleon III, kênh Suez mới được nhớ tới và tái xây dựng vào năm 1854. 

Vào ngày 17/11/1869, kênh Suez chính thức được khánh thành với chiều dài lên tới 164km, sâu 8 mét. Với nhiều lần tu sửa, kênh đào hiện nay có chiều dài 193,3 km và sâu 24 mét.

Nhưng bạn có biết để có được con “đường tắt” nối liền 2 thế giới này, 120.000 người đã phải bỏ mạng, tương đương 1/3 số người chết khi xây dựng Vạn Lý Trường Thành hay không.

Thời gian đầu xây dựng, những người công nhân đã phải đào kênh hoàn toàn bằng thủ công trong nhiều giờ giữa cái nóng như thiêu như đốt khiến nhiều người phải chịu cảnh đói khát và kiệt sức.

Nhưng sau tất cả, chính sự nỗ lực xây dựng, con kênh này đã trở thành yết hầu của kinh tế toàn cầu

Tuyến hàng hải thông qua Kênh đào Suez là con đường ngắn nhất nối liền châu Âu với châu Á. Vậy nên, nếu đi vòng xuống dưới mũi Hảo Vọng, quãng đường sẽ tăng gấp rưỡi.

Chưa hết, 40% hàng hóa trong thương mại thế giới đều đi qua con kênh này. Ồ, đó thực sự là con số khổng lồ.

Đặc biệt, mỗi năm có hàng chục nghìn tàu bè đi qua con kênh. Đó rõ ràng không phải chuyến đi nghỉ dưỡng bởi vị trí hẹp nhất của dòng kênh tạo thành nút thắt cổ chai, khiến các tàu phải cực kỳ cẩn trọng khi vượt qua nếu không sẽ phải trả giá đắt.

Ngày 23/3/2021, một con tàu đã phải chịu cảnh đó. Sự cố khiến Ever Given, một tàu container gặp nạn và chắn ngang dòng kênh. Người ta mất cả tháng để khơi thông huyết mạch toàn cầu này. Và chủ tàu bị phạt tới cả tỷ USD đấy.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu Suez đột ngột “biến mất”

Trong hoàn cảnh này, tôi nghĩ từ lao đao có lẽ là phù hợp nhất với kinh tế toàn cầu. Đầu tiên là quốc gia “sở hữu” kênh đào, Ai Cập chắc chắn sẽ nói tạm biệt với hàng chục triệu USD mỗi ngày. Năm vừa qua, doanh thu con kênh mang lại lên tới 8 tỷ USD cơ mà.

Chưa kể, những chuyến tàu siêu khủng chở hàng hóa từ London (Anh), Hamburg (Đức) đến Ấn Độ cũng sẽ tăng thêm 24 ngày so với thông thường. 

Từ Ý đến Ấn Độ thì tăng “sương sương” thêm 32-37 ngày. Chi phí vận chuyển sẽ tăng lên không ít đâu.  

8,2 tỷ tấn hàng hóa cũng sẽ phải “chật vật” tìm nơi vận chuyển mới.

52 con tàu mỗi ngày, 19.000 lượt tàu mỗi năm sẽ phải tìm con đường khác. 

Và bạn, dù ở rất xa con kênh ấy, cũng chẳng tránh khỏi các ảnh hưởng đâu. Vì thế, hãy cứ mong nó tiếp tục thông thoáng nhé.

Tổng hợp


Cùng chuyên mục

Đọc thêm