Bất động sản

Gia chủ mừng khi giá biệt thự, nhà phố giá tăng gấp 2, nhưng đến rao bán mãi không ai mua

"Người bạn thứ nhất của tôi là nhà đầu tư tay ngang, mới gia nhập trên thị trường bất động sản khoảng 3 năm. Thi thoảng gặp tôi trò chuyện, anh thường khoe: Có căn biệt thự ở ven Hà Nội tăng tiền tỷ trong 3 tháng. Hôm trước, anh lại khoe mới mua căn biệt thự ở Hoà Bình  cách đây hơn 1 năm, giờ đã tăng gấp 2 lần. Anh suýt xoa: "Đúng là bao năm đi làm văn phòng thu nhập 15 năm chẳng bằng tiền lời lấy lô đất".

Người bạn thứ hai cũng khoe, mua được căn nhà phố hơn 10 tỷ đồng 3 năm trước. Cuối năm 2021, 2-3 người gọi điện trả giá lên tới tận 16 tỷ đồng. Bạn tôi khấp khởi mừng thầm, càng chắc chắn vì quyết định mua căn shophouse thời điểm đó quá đúng đắn. Vì hiện tại, giá tăng thế cơ mà. Dĩ nhiên, người bạn này của tôi cũng chung quan điểm như anh bạn đầu tư bất động sản thứ nhất: "Chỉ có đầu tư đất mới có lời. Kinh doanh thế nào mới có thể kiếm được khoản lời lớn như vậy".

Giá tăng là vậy, nhưng đến lúc các bạn tôi rao bán, chẳng ai mua, chật vật đăng tin mãi. Người bạn thứ nhất của tôi khoe căn biệt thự ở Hoà Bình tăng gấp 2 lần nhưng rao đến 2 tháng chưa có người liên hệ tới xem nhà.

Còn người bạn thứ hai cũng tương tự. Đến lúc quyết rao bán, liên lạc lại, hoá ra là môi giới hỏi. Phía môi giới không mua, chỉ chốt lại phần trăm hoa hồng rồi nhận đứng ra quảng cáo. Thế nhưng gần 4 tháng trôi qua cũng chẳng ai mua. Bạn tôi hạ giá thêm 1 tỷ đồng để bán cho nhanh nhưng đến hiện tại, người chốt vẫn chưa xuất hiện. Người hỏi thực đến khảo sát căn nhà thì chỉ vài người xuất hiện", anh Trần Tiến (Hà Nội) kể lại câu chuyện của hai người bạn. 

Cuối cùng, điều anh Tiến chốt lại: "Quan trọng nhất là giá biệt thự, nhà phố tăng như vậy nhưng có ai mua hay không mới là điều quan trọng. Hay mức giá tăng chỉ là tự kháo nhau".

Gia chủ mừng khi giá biệt thự, nhà phố giá tăng gấp 2, nhưng đến rao bán mãi không ai mua - Ảnh 1.

Lượng giao dịch thực tế của dòng sản phẩm đắt tiền thấp.

Theo anh Kiều Thắng (nhà đầu tư Bắc Ninh), giao dịch thực tế của sản phẩm có mức giá từ hơn 10 tỷ trở lên thấp vì giá trị tài sản lớn. Trong khi đó, nhóm người mua ở thực với biệt thự, nhà phố lại không phải tệp khách hàng lớn.

Bàn về câu chuyện, giá bất động sản tăng cao nhưng người mua thực tế lại ít, anh Nguyễn Hoà (nhà đầu tư kỳ cựu) nhận định: "Không chỉ nhà phố, biệt thự tăng giá theo số lần mà ngay cả các loại hình bất động sản như đất thổ cư, đất nền vẫn được môi giới, nhà đầu tư liên tục kháo nhau. Họ kháo nhau chỉ để khẳng định 2 điều. Thứ nhất, thị trường đang rất tốt nên giá bất động sản mới leo thang nhanh đến thế. Thứ hai, chỉ có đầu tư vào đất mới nhanh kiếm khoản tiền lời tốt.

Tâm lý của người tham gia thị trường luôn lạc quan, tự tin vào diễn biến tốt, không dám nhìn vào thực tế xem giá đó có phải là giá giao dịch thực không? Liệu có khách nào sẵn sàng trả mức giá đó không? Hay chỉ là nhà đầu tư, môi giới tự nâng giá, kháo nhau và tự trả. Còn người tham gia thị trường nên bớt mơ mộng về mức giá bị đồn thổi lên".

Trước đó, chia sẻ với báo chí, TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho hay, thị trường diễn ra tình trạng môi giới, nhà đầu tư đồn thổi giá cao so với giá trị thực. Giá bị đẩy lên cao nhưng giao dịch thực tế lại rất thấp. Cũng theo ông Đính, các nhà đầu tư, người mua đều cẩn trọng xem xét, đánh giá được giá trị thực của bất động sản.

Các tin khác

Bức ảnh hiếm thời còn làm công nhân vét mỡ bò của tỷ phú Trần Bá Dương và chuyện về 'gánh hát rong' của chàng kỹ sư trẻ

Nếu ai đó cho rằng các tỷ phú đều sinh ra đã ở vạch đích thì điều đó chắc chắn không đúng với ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn ô tô Trường Hải. Từ một người bình thường với công việc đầu tiên là làm công nhân, ông Dương đã vươn lên trở thành một trong 6 tỷ phú đô la của Việt Nam, được tạp chí Forbes công nhận.

Đi làm 10 năm, lương không quá 10 triệu? 3 LỖI ĐẠI TRÀ khiến mức lương cứ mãi dậm chân tại chỗ là đây

Trên thế giới, 80% tài nguyên và của cải chỉ thuộc về 20% dân số, và ngược lại, 20% của cải thì lại được chia cho tận 80% dân số. Vì thế, bạn có thể thấy, người thành công luôn có lối đi riêng, kẻ thất bại thì lại hay đại trà. Muốn mức lương cao hơn thì không thể giữ mãi giá trị bản thân y như cũ được, cách tốt nhất chính là nâng cấp bản thân và thay đổi nhận thức đại trà của mình.

Nhà máy sản xuất PBAT của An Phát Holdings có gì để xứng danh hàng đầu Đông Nam Á?

Động thổ Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học PBAT – một dự án tối quan trọng ngay trong những ngày đầu năm mới 2022, An Phát Holdings (APH) cho thấy tham vọng dẫn đầu ngành nhựa phân hủy sinh học Việt Nam và Đông Nam Á. Vậy nên điều mà nhiều người thắc mắc chính là, nhà máy này có gì để hiện thực hóa khát vọng của APH?