Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC) khẳng định việc Facebook cho phép các quảng cáo tiền điện tử "lừa đảo" không được phê duyệt và quảng cáo sai sự thật rằng những nhân vật nổi tiếng của Australia như doanh nhân Dick Smith, người dẫn chương trình truyền hình David Koch và đặc biệt là cựu thủ tướng NSW Mike Baird cũng tham gia đầu tư tiền ảo là một hành vi sai trái. Vụ kiện được cho là để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư tiền ảo tại Australia.
Australia nhằm vào Meta (Facebook) vì quảng cáo tiền điện tử
Theo nguồn tin của Cointelegraph, ACCC đang đưa Meta Platforms, Inc. (trước đây là Facebook) ra Tòa án Liên bang, cáo buộc rằng công ty và chi nhánh tại Ireland của họ đã thực hiện "hành vi sai trái, gây hiểu lầm hoặc lừa đảo" bằng cách hiển thị các quảng cáo tiền điện tử lừa đảo dựa trên danh tiếng của người nổi tiếng. Một số người dùng đã mất hàng trăm nghìn USD vì các trò gian lận tinh vi và kéo dài liên quan đến quảng cáo sai sự thật đó.
Thực tế, từ hồi tháng 2/2022 thì Facebook đã vào trong "tầm ngắm" của chính phủ Australia. ACCC đã bắt đầu điều tra công ty công nghệ này về các quảng cáo tiền điện tử bị cáo buộc gian lận. Tỷ phú khai thác mỏ người Australia Andrew Forrest cũng đã có hành động pháp lý chống lại công ty lưu trữ các quảng cáo được cho là đã sử dụng tên của ông để lừa đảo nạn nhân là các nhà đầu tư.
Trong một thông báo được đăng trước đó vào ngày hôm 18/3, ACCC khẳng định rằng Meta "đã hỗ trợ và tiếp tay hoặc cố ý liên quan đến các hành vi và tuyên bố sai lệch hoặc gây hiểu lầm của các nhà quảng cáo [tiền điện t]".
ACCC nêu bật các quảng cáo "lừa đảo" chưa được phê duyệt hoặc xác nhận có các nhân vật nổi tiếng của Australia như doanh nhân Dick Smith, người dẫn chương trình truyền hình David Koch và cựu thủ tướng NSW Mike Baird.
Họ tuyên bố rằng các quảng cáo có chứa những liên kết đáng ngờ, hướng người dùng điều hướng từ Facebook đến một bài báo giả mạo trên phương tiện truyền thông với những nội dung về "tiền điện tử hoặc kế hoạch kiếm tiền".
"Người dùng sau đó được mời đăng ký và được liên hệ bởi những kẻ lừa đảo - những kẻ đã sử dụng các chiến thuật gây áp lực cao, chẳng hạn như các cuộc gọi điện thoại liên tục, để thuyết phục họ gửi tiền vào tham gia đầu tư vào các kế hoạch giả mạo", thông báo cho hay.
Chủ tịch ACCC Rod Sims đã khẳng định rằng: "Meta phải chịu trách nhiệm về những quảng cáo mà họ xuất bản trên nền tảng của mình" và rõ ràng, công ty đã kiếm được lợi nhuận về tài chính khi không xóa các quảng cáo sai lệch như vậy. Ông nói:
"Đây là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Meta để cho phép các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu đến những người dùng có nhiều khả năng nhấp vào liên kết trong quảng cáo, từ đó truy cập trang đích của quảng cáo, sử dụng các thuật toán của Facebook. Những lượt truy cập vào các trang đích từ quảng cáo tạo ra doanh thu đáng kể cho Facebook".
"Trong một trường hợp gây sốc, chúng tôi biết về một người dùng đã mất hơn 650.000 USD do bị lừa vì trò gian lận này trên Facebook. Điều này thật đáng hổ thẹn", ông nói thêm.
ACCC đang tranh luận rằng hành vi của Facebook đã vi phạm Luật Người tiêu dùng Australia (ACL) hoặc Đạo luật Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Australia (Đạo luật ASIC). Mục tiên vụ kiện của là để khiến Meta phải "ra tuyên bố, hình phạt, chi phí và các yêu cầu khác".