Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EU) Ursula von der Leyen tuyên bố hôm 11/6.
EU đã đồng ý một gói viện trợ mới cho Ukraine - bao gồm 1,9 tỷ Euro (2 tỷ USD) từ tiền của EU, cũng như khoảng 1,5 tỷ Euro (1,6 tỷ USD) lợi nhuận "được tạo ra từ các tài sản bị phong tỏa của Nga".
Bà Leyen tuyên bố rằng số tiền này dự kiến sẽ được phân bổ vào cuối tháng 7 trong Hội nghị tái thiết Ukraine ở Berlin, Đức.
"Khoảng 1,5 tỷ Euro từ lợi nhuận sẽ có vào tháng 7, 90% trong số tiền này sẽ dành cho quốc phòng, 10% để tái thiết. Vào cuối tuần này, tại Hội nghị thượng đỉnh G7, chúng tôi sẽ thảo luận thêm về cách Ukraine có thể hưởng lợi nhanh hơn nữa số tiền thu được từ tài sản cố định của Nga" - bà Leyen nói.
Quan chức EU này bác bỏ những lo ngại về tác động tiềm ẩn của động thái này đối với hệ thống tài chính toàn cầu, khẳng định khối đã thực hiện điều đó "phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính".
Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhắc lại quan điểm của mình rằng quyết định như vậy phải có cơ sở pháp lý rất vững chắc.
"Chúng tôi đã nêu quan điểm rõ ràng và công khai, đó là điều quan trọng đối với chúng tôi. Đối với IMF, bất kỳ hành động nào được thực hiện đều phải có đủ cơ sở pháp lý và chúng không làm suy yếu chức năng của hệ thống tiền tệ quốc tế. Quan điểm này là rất rõ ràng và chúng tôi đã tuyên bố điều đó nhiều lần trước đây" - người phát ngôn của IMF Julie Kozack cho biết trong một cuộc họp báo.
Moscow đã nhiều lần kêu gọi phương Tây giải phóng tài sản có chủ quyền bị đóng băng của Nga, cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm tịch thu tài sản của Nga đều sẽ gặp phải phản ứng tương hỗ. Theo đó, tài sản, bất động sản và hoạt động kinh doanh của các công ty phương Tây ở Nga sẽ phải gánh chịu hậu quả từ hành động của chính phủ nước họ.