Kinh doanh

Duy trì hoạt động tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu đến năm 2030

ĐÀI BẮC, 10/08/2022 /PRNewswire/ -- Khi cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 bước sang năm thứ ba và cuộc khủng hoảng tại Châu Âu gây ra sự hỗn loạn trong hệ thống giao thông vận tải Âu-Á, kéo theo đó là chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị gián đoạn. Chuyên gia Mark Millarr cho biết tình trạng xáo trộn này tạo cơ hội cho các công ty tái đánh giá nguồn cung ứng và hoạt động sản xuất, đồng thời xem xét nhiều phương pháp tiếp cận khu vực hơn trong tương lai. Ông cũng hy vọng một số doanh nghiệp về gần và thu về sẽ thực hiện tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu trong giai đoạn 2025-2030.

Với hơn 30 năm kinh nghiệm kinh doanh toàn cầu, ông Millar là chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực logistics và chiến lược chuỗi cung ứng. Ông là diễn giả chính nổi tiếng và là tác giả Hệ sinh thái chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông có bài phát biểu quan trọng tại hội thảo web do DIGITIMES Asia tổ chức vào ngày 25/8: Từ chuỗi dài đến chuỗi ngắn: Cải cách chuỗi cung ứng toàn cầu trong kỷ nguyên hậu đại dịch.

Theo ông Millar, phần lớn các khu vực trên thế giới vẫn đang đối mặt với sự hỗn loạn trong chuỗi cung ứng rộng lớn, trong khi một số khu vực đang dần phục hồi. Chuỗi cung ứng càng được toàn cầu hóa thì sự gián đoạn càng lan rộng. Tuy nhiên, những thách thức mà các công ty phải đối mặt ngày nay khác với hai năm trước, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc xung đột đang diễn ra, mà như ông Millar mô tả là một sự kiện "thiên nga đen".

Ông cho biết trong năm 2021, do tình trạng tắc nghẽn đáng kể trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, nên có thêm một triệu container hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt từ phương Đông, chủ yếu là Trung Quốc, đến Tây Âu.

Hầu hết các tuyến đường đều đi qua Nga và hiện không đáp ứng đủ. Do đó, các công ty giao nhận và logistics phải tìm kiếm không gian cho các container trên những con tàu vốn đã chở đầy công suất.

Trên phạm vi cơ sở rộng hơn,cuộc khủng hoảng tại Châu Âu đã ảnh hưởng đến sự sẵn có của dầu khí và tăng giá năng lượng. Ông Millar cho biết tình hình này đã tạo ra phản ứng dây chuyền đối với mạng lưới giao thông toàn cầu phục vụ chuỗi cung ứng.

Phát triển công ty về gần và thu về

Để giải quyết những thác thức, các công ty có thể thực hiện điều gì? Mặc dù đó là thuật ngữ được sử dụng phóng đại, ông Millar cho biết mối quan hệ hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng là cách thiết thực nhất để vượt qua cuộc khủng hoảng từ ngắn hạn đến trung hạn. Nỗ lực bao gồm tìm kiếm các nguồn thay thế hoặc tuyến đường vận chuyển với chi phí đắt hơn nhưng có thể vận chuyển hàng hóa đến điểm đến cuối cùng.

Về trung hạn, ông Millar cho biết tình trạng gián đoạn như một cơ hội để tái đánh giá sau 30 năm toàn cầu hóa. Ví dụ, trong tương lai, nhiều công ty mong muốn thực hiện phương pháp tiếp cận khu vực hơn nhằm củng cố khả năng phục hồi trong chuỗi cung ứng và giảm lượng khí thải.

Trên thực tế, thị trường đã xuất hiện phong trào tái cấu trúc chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp. Ông Millar cho hay một số công ty đang xem xét hoặc triển khai dịch vụ về gần, chuyển nguồn cung ứng và hoạt động sản xuất đến gần thị trường điểm đến cuối cùng hơn. Những công ty khác đang xem xét chuyển nguồn cung ứng và hoạt động sản xuất quay trở lại điểm đến cuối cùng, hay còn gọi là thu về.

Chuyên gia Millar cho biết: "Chúng ta sẽ được chứng kiến quá trình chuyển dịch hướng tới phương pháp tiếp cận khu vực hơn đối với chuỗi cung ứng".

Ngoài ra, trong kịch bản tại Châu Âu, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí một số quốc gia khu vực Bắc Phi với lực lượng lao động giá rẻ, đồng thời có vị trí địa lý gần với Châu Âu đều sẽ đóng vai trò là những địa điểm về gần tiềm năng.

Nguồn cung ứng và hoạt động sản xuất để duy trì thế mạnh tại Châu Á

Với tất cả các công ty về gần hoặc thu về, câu hỏi đặt ra là liệu hoạt động tái cấu trúc chuỗi cung ứng có ảnh hưởng đến vai trò cường quốc sản xuất của Châu Á, đặc biệt là của Trung Quốc, đã được đặt ra không.

Ông Millar cho biết do có nhiều lý do, nên sẽ không thể thực hiện di dời ồ ạt, chỉ một phần hoạt động sản xuất được chuyển ra khỏi Trung Quốc hoặc Châu Á. Ví dụ, một số chuỗi cung ứng rất phức tạp và được tỉnh chỉnh tốt khiến việc di dời vô cùng tốn kém và gặp nhiều rủi ro. 

Hơn nữa, phần lớn mức tăng trưởng trong tầng lớp tiêu dùng sẽ tiếp tục đến từ Châu Á ít nhất là hết năm 2030. Theo ông Millar, mức tăng gần như có thể bù đắp cho những hoạt động sẽ rời khỏi Châu Á để về gần. Do đó, hoạt động sản xuất và tìm kiếm chuỗi cung ứng ở Châu Á sẽ vẫn diễn ra mạnh mẽ để phục vụ toàn khu vực.

Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chiến lược lưu thông kép để thúc đẩy hơn nữa nền kinh tế tự cường. Chính sách này sẽ tiếp thêm động lực để thúc đẩy sản xuất tại Trung Quốc.

Ông Millar kết luận rằng quá trình chuyển dịch thực sự của hoạt động tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên rõ nét hơn trong giai đoạn 2025-2030. Bên cạnh việc về gần và thu về, các công ty sẽ tập trung chuỗi cung ứng ở Trung Quốc cho các sản phẩm kinh doanh tại địa phương - "Sản xuất tại Trung Quốc, phục vụ người dân Trung Quốc". Hơn nữa, sự đa dạng hóa quanh khu vực Châu Á là tiền đề để xây dựng chiến lược China-Plus, tạo ra các chuỗi cung ứng được phát triển tại Châu Á để phục vụ Châu Á.

Một số CEO và CFO của các công ty niêm yết lớn hiện đang cân nhắc đến các quyết định chiến lược của chuỗi cung ứng. Trong tương lai, đội ngũ lãnh đạo các công ty sẽ thảo luận sôi nổi về định hướng chuỗi cung ứng. Trong vòng 5-10 năm tới, chúng ta sẽ dần thấy được kết quả.

Ông Millar nói thêm: "Bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu năm 2030 sẽ khá khác so với những gì chúng ta đã từng thực hiện trong khoảng thập kỷ trước.

Tham gia Hội thảo web về Chuỗi cung ứng DIGITIMES và thảo luận về Chuỗi cung ứng 2025, phản ánh về sự gián đoạn của Covid và khám phá cách động lực của lĩnh vực logistics và địa chính trị sẽ tác động đến tương lai Chuỗi cung ứng thời kỳ hậu đại dịch

Để biết thêm thông tin về hội thảo web, vui lòng truy cập https://reurl.cc/1Znv1W

Tham gia Hội thảo web về Chuỗi cung ứng do DIGITIMES Asia tổ chức vào ngày 25/8: Cải cách chuỗi cung ứng toàn cầu trong kỷ nguyên hậu đại dịch (DIGITIMES Asia)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm