Mới đây, HĐQT CTCP Vận tải Đường sắt Hà Nội (Mã: HRT) và CTCP Vận tải Đường sắt Sài Gòn (Mã: SRT) chốt 1/11 là ngày chốt danh sách cổ đông để thực hiện hoán đổi cổ phiếu theo hợp đồng hợp nhất. Ngày huỷ đăng ký giao dịch UPCoM là 31/10.
Việc hợp nhất Đường sắt Hà Nội và Đường sắt Sài Gòn được thực hiện theo văn bản số 303/TTg-ĐMDN ngày 7/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR).
Theo đó, hai công ty sẽ hợp nhất thành một pháp nhân mới là CTCP Vận tải Đường sắt thông qua hoán đổi cổ phiếu HRT và SRT.
CTCP Vận tải Đường sắt sẽ phát hành hơn 130 triệu cổ phiếu để hoán đổi toàn bộ cổ phiếu của các cổ đông HRT và SRT. Tỷ lệ hoán đổi là 1 cổ phiếu HRT đổi 1,09071 cổ phiếu công ty hợp nhất, 1 cổ phiếu SRT đổi 0,85565 cổ phiếu công ty hợp nhất. Lượng cổ phiếu này không bị hạn chế chuyển nhượng.
Sau hợp nhất, Đường sắt Hà Nội và Đường sắt Sài Gòn sẽ chấm dứt tồn tại, chuyển toàn bộ quyền và lợi hợp pháp, trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác cho công ty hợp nhất.
VNR dự kiến đăng ký kinh doanh công ty sau hợp nhất vào đầu quý IV, đảm bảo việc hợp nhất xong trong năm 2024, đúng tiến độ Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.
HRT và SRT đều là thành viên thuộc VNR, có vốn điều lệ lần lượt là hơn 800 tỷ đồng, 530 tỷ đồng. VNR hiện sở hữu 91,62% vốn của HRT và 78,44% vốn của SRT.
HRT quản lý các tuyến từ Hà Nội đi TP HCM, Lào Cai, Đồng Đăng, Hải Phòng và hai tuyến Yên Viên - Quán Triều, Kép - Cái Lân. Ngoài ra, công ty còn tổ chức đường sắt vận chuyển hàng hoá, hành khách Liên vận quốc tế qua hai cửa khẩu Hà Khẩu và Hữu Nghị Quan với đường sắt Trung Quốc.
Còn SRT quản lý các tuyến từ TP HCM đi Hà Nội, Nha Trang, Tuy Hòa, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Lào Cai, Hải Phòng, Lạng Sơn...
Về tình hình kinh doanh nửa đầu năm nay, HRT
Thời gian gần đây, bộ đôi cổ phiếu HRT và SRT đều tăng trưởng tích cực trước thông tin về Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, có quy mô đến 70 tỷ USD.