Tài chính

Dưới 18 tuổi có thể gửi tiết kiệm được không?

Việc tạo lập tài sản cho con từ khi con còn nhỏ là mong muốn của nhiều gia đình. Nhưng theo quy định của pháp luật có nhiều loại tài sản yêu cầu phải đủ điều kiện về độ tuổi mới có thể làm thủ tục đứng tên. Điều này gây ảnh hưởng khá nhiều khi cha mẹ có nhu cầu sang tên tài sản sớm cho con.

Dưới 18 tuổi có thể gửi tiết kiệm được không? - Ảnh 1.

Nhiều loại tài sản yêu cầu phải đủ điều kiện về độ tuổi mới có thể làm thủ tục đứng tên.

Sổ tiết kiệm là một dạng lưu trữ tài sản phổ biến, nhiều bậc cha mẹ cũng muốn dành dụm cho con một cuốn sổ tiết kiệm. Vậy có thể mở sổ cho con dưới 18 tuổi không? Thủ tục mở sổ tiết kiệm cho con dưới 18 tuổi được thực hiện như thế nào?

Sổ tiết kiệm được hiểu là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.

Căn cứ khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người chưa thành niên như sau:

“Điều 21. Người chưa thành niên

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”.

Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định như sau:

“Điều 3. Người gửi tiền

1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

3. Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ”.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

“Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con

1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

Đối chiếu quy định trên, như vậy, nếu bạn không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật thì con bạn có khả năng nhận tiền và tự mở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng.

Bạn có thể tự mình quản lý, định đoạt đối với tài sản riêng nêu trên mà không phải thông qua người đại diện theo pháp luật.

Thủ tục làm sổ tiết kiệm cho con

Để mở sổ tiết kiệm dành cho con, khách hàng cần đến chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng gần nhất và xuất trình các giấy tờ:

Giấy CMND hoặc hộ chiếu của người giám hộ/đại diện theo pháp luật

Giấy khai sinh của bé hoặc Giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ/đại diện theo pháp luật.

Sau đó sẽ điền thông tin vào “Giấy gửi tiết kiệm/Giấy tờ có giá” (do ngân hàng cung cấp) và các thủ tục khác theo sự hướng dẫn của nhân viên ngân hàng.


Cùng chuyên mục

Đọc thêm