Trong báo cáo mới đây, ự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì mức khả quan, dự báo ở mức 6,6%. Theo đó nhiều nhóm ngành nghề tiếp tục hưởng lợi xu thế phục hồi hậu dịch COVID.
BSC đề cập đến các nhóm ngành khả quan như công nghệ thông tin – bưu chính viễn thông, ngân hàng, dầu khí, tiêu dùng bán lẻ, lương thực, xi măng, phân bón – hóa chất, cảng biển và vận tải biển, dệt may, thủy sản, cao su và săm lốp.
Trước đó trong quý I, Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,03%, cao hơn so vời cùng kỳ năm 2021 và 2020 nhờ vào hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng; các hiệp định thương mại và sự hồi phục của tiêu dùng trong nước và quốc tế. Chiến lược “Thích ứng linh hoạt” của Chính phủ Việt Nam trong việc đối phó với dịch bệnh COVID-19 đã chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
Báo cáo còn đề cập đến việc Chính phủ tiếp tục đốc thúc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Lũy kế đến hết tháng 3 theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng vốn giải ngân ngân sách Nhà nước ước đạt 14,4% kế hoạch, tăng trưởng 10,6% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân chính khiến cho giải ngân vốn đầu tư công còn chậm do các dự án khởi công mới đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đấu thầu và trong quý I các bộ ban ngành đang hoàn thiện phương án phân bổ vốn đầu tư công và thương thảo hoạt động.
Nguyên nhân thứ hai do giá nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh khiến tiến độ thi công dự án bị chậm lại. Tuy nhiên, Chính phủ cũng đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy như chấm dứt hợp đồng với nhà thầu không hoàn thành hợp đồng, không đáp ứng chất lượng tiến độ và điều chuyển, cắt giảm nguồn vốn các đơn vị chậm phân bổ sang đơn vị khác,…