Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 31/5: Tổ chức trong nước bán ròng đột biến hơn 1.730 tỷ đồng, tâm điểm FUEVFVND, MWG, VJC

Mặc dù có dao động mạnh quanh mức tham chiếu trong nửa đầu phiên giao dịch nhưng thị trường vẫn tiếp tục hành trình đi lên trong nửa cuối phiên. Kết phiên, VN-Index tăng 8,47 điểm, tương đương 0,66% và đóng cửa tại 1.293,92 điểm.

Thanh khoản giảm so với phiên trước với 499,5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE. Như vậy VN-Index đã có 5 phiên tăng điểm liên tục và đang tiến về gần vùng 1.300 điểm.

Nhóm VN30 cũng nỗ lực giữ nhịp tăng trong giai đoạn cuối phiên với mức tăng 0,54%. Trong nhóm, số lượng cổ phiếu tăng giá vẫn nổi trội với 18 mã và chỉ có 8 mã giảm giá. Nổi bật là VJC (+4,3%), tiếp đến là STB (+2,5%), TPB (+2,2%), PLX (+1,9%), PDR (+1,8%) ... Ở chiều ngược lại, PNJ (-1,5%), MWG (-1%), VNM (-0,7%), FPT (-0,4%), KDH (-0,4%) là những mã quay đầu giảm giá.

Với diễn biến tăng chậm lại của thị trường, số lượng cổ phiếu có diễn biến tích cực đã giảm so với phiên trước. Nhóm dầu khí và khai khoáng sau phiên điều chỉnh đã quay trở lại tăng giá, đồng thời nhóm hàng không vươn lên với diễn biến tích cực. Bên cạnh đó, các ngành ngân hàng, chứng khoán, bất động sản… trở lại với vai trò dẫn dắt thị trường chung.

 Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tự doanh thu hẹp quy mô rót vốn trong phiên VN-Index vượt 1.900 điểm

Tự doanh mua ròng 162 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 224 tỷ đồng.                            

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 7/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, bán lẻ. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm MWG, FPT, REE, PNJ, ACB, TCB, VPB, MBB, IJC, TPB.

Trong khi đó, dòng tiền tự doanh chủ yếu rút khỏi nhóm thực phẩm và đồ uống. Top cổ phiếu bị bán ròng gồm HDG, SZC, VIC, HPG, MSN, VHM, VNM, DPR, HDB, HPX.

Tổ chức trong nước bán ròng đột biến hơn 1.730 tỷ đồng

NĐT tổ chức trong nước bán ròng 1.731 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 320 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 10/18 ngành với giá trị lớn nhất đặt tại nhóm dịch vụ tài chính. Top bán ròng có FUEVFVND, MWG, VJC, TCB, VPB, VHC, SSB, VHM, VNM, DXG.

Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm công nghệ thông tin. Top mua ròng có E1VFVN30, MBB, BID, HDG, VCB, GEX, FPT, NT2, DPG, ANV.

Cá nhân nội duy trì bán ròng gần 140 tỷ đồng, tập trung xả FPT cùng loạt mã ngân hàng

NĐT cá nhân bán ròng 138 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 207 tỷ đồng.                     

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 7/18 ngành, chủ yếu là ngành hàng cá nhân & gia dụng. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã PNJ, VJC, GAS, VNM, NLG, VIC, DGC, TCB, KBC, HDC.

Phía bán ròng khớp lệnh, họ bán ròng 11/18 ngành còn lại chủ yếu là cổ phiếu ngân hàng, công nghệ thông tin. Top bán ròng có FPT, MBB, STB, VCB, TPB, MIG, HDB, REE, CTG.

Khối ngoại mua ròng hơn 1.700 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, họ mua ròng 1.707 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 304 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm ngân hàng, dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã FUEVFVND, STB, HPG, HDB, VCB, VHM, MIG, SSB, CTG, TPB.

Phía bên bán ròng khớp lệnh, dòng tiền ngoại chủ yếu rút khỏi nhóm hàng cá nhân & gia dụng. Top bán ròng khớp lệnh của khối ngoại gồm các mã: E1VFVN30, PNJ, GAS, NLG, HDC, PVD, VIC, SAB, VNM.

Phiên hôm qua có 2 giao dịch mua thỏa thuận đáng chú ý của nước ngoài là mua 1.089 tỷ đồng FUEVFVND được nhà đầu tư tổ chức trong nước đáp ứng chủ yếu, và giao dịch mua thỏa thuận 1.013 tỷ đồng FPT từ cả nhà đầu tư nước ngoài khác và nhà đầu tư tổ chức, cá nhân trong nước. 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm