Mặc dù có tín hiệu hỗ trợ từ phiên trước nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn bước vào phiên mới với diễn biến thận trọng, một phần có thể là do ảnh hường từ diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán thế giới. Nhịp hồi phục của thị trường đã không được giữ vững và dần chuyển sang sắc đỏ đến cuối phiên giao dịch.
Kết phiên, VN-Index giảm 11,42 điểm, tương đương 0,94% và đóng cửa tại 1.203,28 điểm. Thanh khoản tăng nhẹ với 443,6 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.
Nhóm VN30 cũng chìm trong sắc đỏ với mức giảm 1,1% khi kết phiên. Trong nhóm, có đến 27 mã giảm giá như VCB (-2,7%), STB (-2,3%), SSI (-2,1%), VPB (-1,9%), VJC (-1,9%) ... Ở chiều ngược lại, chỉ có 2 mã giữ được sắc xanh, nổi bật là diễn biến hỗ trợ thị trường của BVH (+5,8%), theo sau là GAS (+1,4%).
Với diễn biến dần yếu trở lại của thị trường, có nhiều nhóm ngành đã đánh mất sắc xanh và số lượng cổ phiếu giảm giá chiếm quá nữa. Tuy nhiên, diễn biến phân hóa được duy trì và một số nhóm ngành vẫn giữ được sắc xanh.
Nổi bật là nhóm bảo hiểm nhờ quyết định nâng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, tiếp đến có thể kể đến như nhóm dầu khí, dịch vụ hạ tầng, vận tải - kho bãi… Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục gây sức ép lên thị trường, nhóm chứng khoán quay đầu điều chỉnh sau phiên giao dịch tích cực…
Tự doanh và tổ chức trong nước duy trì bán ròng hơn 410 tỷ đồng
Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, họ có phiên bán ròng thứ 3 liên tục với giá trị đạt 328,2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 313,7 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh bán ròng toàn bộ 18/18 ngành với danh mục rút vốn tập trung tại MWG, NLG, HPG, FPT, VPB, PLX, SSI, VNM, DXG, VHM. Thống kê cho thấy cổ phiếu của nhóm bất động sản và ngân hàng bị bán ròng mạnh nhất.
Trong khi đó, top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên cuối tuần gồm FUEVFVND, BVH, BCM, AGM, SHB, SSB, LPB, VCI, FUESSV30, HCM.
Giao dịch cùng chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 83,2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ rút ròng 84,3 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 9/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm dịch vụ tài chính. Top bán ròng có VND, VSC, NLG, DPM, PLX, KDH, TCB, HPG, TPB, IJC.
Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp thực phẩm & đồ uống. Top mua ròng có MWG, VNM, SAB, PNJ, POW, NKG, CII, DGW, ACB, HSG.
NĐT cá nhân mua ròng hơn 730 tỷ đồng phiên VN-Index về sát mốc 1.200 điểm, tâm điểm VND
Trong phiên giao dịch cuối tuần, NĐT cá nhân là bên mua ròng duy nhất khi mạnh tay xuống tiền nâng đỡ thị trường. Về giá trị cụ thể, khối này gom ròng 732,9 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 673,9 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 12/18 ngành, chủ yếu là ngành ngân hàng. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: VND, KDH, NLG, STB, SSI, PLX, DPM, VCB, VSC, DXG.
Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 6/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành tài nguyên cơ bản, thực phẩm & đồ uống. Top bán ròng có VNM, BSI, NKG, PNJ, SAB, HAG, DGW, POW, HBC.
Khối ngoại duy trì bán ròng gần 330 tỷ đồng
Về phía NĐT nước ngoài, họ tiếp đà bán ròng 329 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ rút ròng 275,8 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của NĐT ngoại là nhóm tài nguyên cơ bản, y tế. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, BSI, VNM, FUESSVFL, VIC, VRE, BWE, GMD, HAG, NKG.
Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi nhóm ngân hàng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VND, KDH, STB, VCB, CII, DPM, CTG, DCM, FUEVFVND.