Quản trị

Động thái lạ của Vinamilk: Doanh thu tăng trưởng thấp nhưng mạnh tay cắt giảm cả nghìn tỷ tiền quảng cao sau 2 năm

Năm 2021, kết quả kinh doanh của Vinamilk, doanh thu của công ty đạt 60.919 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch kinh doanh cả năm. Lợi nhuận gộp của VNM đạt 12.727 tỷ đồng, giảm 6% so với năm 2020. Biên lợi nhuận gộp của VNM năm 2021 đạt 42,5%, giảm mạnh so với mức 46,4% của năm 2020. Trong khi, giai đoạn 2016-2019, biên lợi nhuận gộp trung bình của VNM là 47,3%.

Hoạt động kinh doanh của VNM ở nước ngoài có mức tăng trưởng tốt hơn nội địa, nhưng vẫn giảm tốc so với các năm. Biên lợi nhuận gộp của VNM tại nước ngoài năm 2021 chỉ 43,5%, trong khi đó năm 2020 và 2019 lần lượt là 47,4% và 47,2%.

 Động thái lạ của Vinamilk: Doanh thu tăng trưởng thấp nhưng mạnh tay cắt giảm cả nghìn tỷ tiền quảng cao sau 2 năm  - Ảnh 1.

Năm 2021, VNM còn chịu tác động tiêu cực do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Theo báo cáo của VCBS, "giá sữa bột và giá đường đã tăng ~ 35% so với cùng kỳ. Trong các năm tới, giá sữa bột nguyên liệu đầu vào là sữa nguyên kem (WMP) và sữa tách béo (SMP) vẫn trong xu hướng tăng. Giá đường cũng trong xu hướng tăng mạnh do Việt Nam áp Thuế CBPG đối với đường có nguồn gốc từ Thái Lan."

 Động thái lạ của Vinamilk: Doanh thu tăng trưởng thấp nhưng mạnh tay cắt giảm cả nghìn tỷ tiền quảng cao sau 2 năm  - Ảnh 2.

Biên lợi nhuận gộp và giá sữa bột đầu vào của VNM. Nguồn: Báo cáo của VCBS

Để cải thiện biên lợi nhuận, lần đầu VNM giảm chi phí quảng cáo sau nhiều năm chi mạnh. Giai đoạn 2016-2019, công ty chi khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi năm cho chi phí quảng cáo nhưng khoản chi này đột ngột giảm trong 2 năm covid. Năm 2020, VNM lần đầu tiên cắt mạnh quảng cáo dù doanh thu tăng trưởng thấp, công ty chi 1.440 tỷ đồng cho quảng cáo, giảm hơn 30% so với giai đoạn 2016-2019. Năm 2021, công ty tiếp tục giảm chi cho quảng cáo, VNM chỉ chi 1.233 tỷ đồng, mức chi này giảm gần 50% so với thời điểm trước dịch và giảm 6,67% so với năm 2020.

 Động thái lạ của Vinamilk: Doanh thu tăng trưởng thấp nhưng mạnh tay cắt giảm cả nghìn tỷ tiền quảng cao sau 2 năm  - Ảnh 3.

VCBS đánh giá thị trường sữa tươi nội địa sẽ dần ổn định trong năm 2022, VNM sẽ không còn nhiều dư địa tăng trưởng trong vòng 2-3 năm tới. Thay vào đó, việc mở rộng kinh doanh mảng khác như thịt bò sẽ thúc đẩy VNM tăng trưởng từ hai con số từ 2023-2024 trở đi. Ước tính doanh thu từ thịt bò trong 2 năm đầu tiên dự kiến đạt 2.000 tỷ đồng.

Tháng 12/2021, VNM được chấp thuận dự án siêu nhà máy sữa Hưng Yên, dự kiến hoạt động năm 2024. Siêu nhà máy sữa này được kỳ vọng giúp Mộc Châu Milk và Vinamilk gia tăng thị phần sữa miền Bắc. Cùng với đó, trang trại bò sữa của VNM tại Xiengkhouang ở Lào sẽ cung cấp sữa tươi nguyên liệu từ 1H.2022 giúp chi phí vận chuyển sẽ giảm và chất lượng sữa tươi nguyên liệu được đảm bảo.


Cùng chuyên mục

Đọc thêm